Thứ Bảy, 22 tháng 7, 2023

KỲ DIỆU: BẤM HUYỆT CHỮA BỆNH ĐƠN GIẢN

 "Trẻ hóa", thải độc ngũ tạng nhờ một động tác đơn giản

                                Vân Hồng 

Chuyên gia Đông y cho rằng, hãy chăm sóc cơ thể ngay khi bạn đang trẻ và khỏe mạnh bằng cách bấm huyệt đơn giản để bảo dưỡng và thải độc. Đừng bao giờ chờ đến có bệnh mới lo.

·         Bấm vào 1 điểm ở tai: Hạ huyết áp chỉ trong 5 phút mà không cần thuốc  

·         Mỗi ngày bấm 100 cái vào điểm này để chữa thận yếu, xuất tinh sớm  

Các chuyên gia Đông y thường nói, hãy tận dụng hết chức năng của ngón tay bạn trước khi dùng đến kim tiêm.

Điều này để nhấn mạnh rằng, giải pháp đầu tiên và quan trọng nhất chính là phòng bệnh chứ không phải chữa bệnh.

Không những thế, với những ngón tay nhỏ bé, bạn có thể mát xa các huyệt vị trên cơ thể hàng ngày một cách vô cùng đơn giản, nhưng sẽ mang tới những hiệu quả tuyệt vời.

Những vị trí trên bàn tay đều có chức năng kết nối với các bộ phận nội tạng (Ảnh minh họa)

Bất kỳ thời gian nào trong ngày, nếu rảnh tay là bạn có thể tự "phòng, khám và chữa" bệnh cho chính mình.

Trên cơ thể có hàng chục huyệt vị, mỗi một điểm như vậy có những chức năng, nhiệm vụ và sự kết nối với các bộ phận nội tạng khác nhau.

Cùng với sự tăng dần của tuổi tác, các chức năng của các cơ quan trên cơ thể dần bị thoái hóa, hệ thống miễn dịch giảm dần.

Vì vậy, cách mà các chuyên gia Đông y hướng dẫn chúng ta chính là hãy chăm sóc các bộ phận cơ thể hàng ngày thay vì chờ đến khi ốm đau, phát bệnh mới điều trị.

Mỗi một huyệt vị là cơ quan đại diện cho một số bộ phận trên cơ thể. Nếu biết "tận dụng" ưu điểm của các huyệt vị này, chúng ta hoàn toàn có thể mát xa để chống lão hóa, thải độc, phòng và chữa bệnh vô cùng hiệu quả.

Trên bàn chân cũng có những "sợi dây" liên lạc mật thiết với nội tạng (Ảnh minh họa)

1. Dưỡng lá lách: Huyệt Thương khâu

Vị trí của huyệt Thương khâu ở gần ngay dưới hõm ở mắt cá chân, bạn có thể xem hình minh họa để xác định điểm chính xác.

Khi xoa bóp vị trí này, sẽ giúp làm cho khí huyết đi từ lá lách đến cách kinh mạch và ngược lại.

Ưu điểm nổi bật nhất là giúp cho cơ thể giải quyết tình trạng bị đầy bụng, ruột nôn nao, tiêu chảy, viêm dạ dày, viêm ruột, khó tiêu, táo bón và các bệnh khác.

Hàng ngày bạn nên xoa bóp khoảng 3-5 lần, mỗi lần 3 phút, lần lượt mát xa thay đổi cho cả 2 chân. Bấm cường độ vừa phải, khi có cảm giác mỏi tê thì dừng lại.

Vị trí huyệt Thương khâu: Chấm đỏ trên mắt cá chân (Ảnh minh họa)

2. Dưỡng thận: Huyệt Dũng tuyền

Huyệt Dũng tuyền nằm ở điểm thấp nhất trên cơ thể, giữa hõm gan bàn chân ở 1/3 phía trước. Xem hình minh họa để tìm chính xác ví trí.

Điểm này tương đối nhạy cảm, cường độ bấm chỉ nên làm nhẹ nhàng một cách vừa đủ, thực hiện khoảng 5 phút mỗi ngày, có tác dụng đặc biệt trong việc giải độc thận.

Thời gian giải độc thận thích hợp nhất là trước 5 – 7 giờ sáng. Vì thế, nếu muốn phòng ngừa các bệnh về thận thì bạn phải "chịu khó" dậy sớm, uống một cốc nước lọc ấm và thực hiện mát xa ngay.

Vị trí huyệt Dũng tuyền (Ảnh minh họa)

3. Dưỡng phổi: Huyệt Hợp cốc

Huyệt Hợp cốc nằm giữa vùng hõm của ngón trỏ và ngón cái, còn có tên gọi khác là Hổ khẩu.

Có thể dùng cách đan hai ngón trỏ và ngón cái của tay này vào tay kia rồi bóp, ấn mạnh.

Mát xa huyệt vị này có tác dụng giảm đau rất tốt, thúc đẩy trao đổi chất, loại bỏ độc tố trong phổi và các cơ quan nội tạng khác, điều trị triệu chứng chóng mặt và buồn ngủ.

Người hút thuốc lá hoặc làm việc trong môi trường độc hại thì càng phải "quan tâm và chăm sóc" huyệt vị này mỗi ngày.

VỊ trí huyệt Hợp cốc (Ảnh minh họa)

4. Dưỡng gan: Huyệt Thái xung

Huyệt Thái xung nằm trên lưng bàn chân ở vị trí giữa xương nối ngón chân cái và ngón chân thứ 2. Xem hình mình họa để nhận biết điểm chính xác.

Mát xa huyệt vị này có tác dụng tốt nhất trong việc giải độc gan, loại bỏ hỏa khí làm cơ thể bốc hỏa và nóng trong, hạ huyết áp, những người có tính khí nóng nảy thì nên thường xuyên bấm huyệt này.

Dùng ngón tay day bấm huyệt trong khoảng 4 phút với một lực nhẹ vừa đủ, đến khi cảm thấy hơi đau một chút thì dừng lại.

Vị trí huyệt Thái xung (Ảnh minh họa)

5. Dưỡng tim: Huyệt Thiếu phủ

Huyệt Thiếu phủ nằm trên đường chỉ tay giao giữa ngón út và ngón đeo nhẫn. Xem hình minh họa để xác định chính xác vị trí.

Khi bấm huyệt này nên dùng lực hơi mạnh một chút, thay đổi tay xen kẽ đều trong trong mỗi lần bấm.

Huyệt Thiếu phủ thuộc về "kinh thủ thiếu âm tâm", mát xa thường xuyên có tác dụng rất tốt trong việc chữa bệnh về tim mạch như tim đập không đều, rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực và các bệnh tim mạch khác.

Vị trí huyệt Thiếu phủ (Ảnh minh họa)

Các chuyên gia Đông y có quan niệm rằng, huyệt vị là điểm nhỏ nhất nhưng lại có công dụng tốt nhất, hãy tận dụng nó để thải độc và bảo dưỡng các bộ phận bên trong nội tạng.

Mỗi ngày bạn dành ra ít phút kiên trì bấm huyệt, hiệu quả mang lại cho sức khỏe sẽ không thể đo đếm hết được và rất bất ngờ.

Đây là một liệu trình bảo dưỡng và duy trì sức khỏe của 5 cơ quan quan trọng nhất trong nội tạng. Nếu muốn có một sức khỏe tốt, bạn hãy dành thời gian để thực hiện mát xa và nghỉ ngơi phù hợp theo "lịch" của ngũ tạng.

*Tổng hợp từ Health/TT http://soha.vn/

 

Thứ Hai, 17 tháng 7, 2023

SỮA CHUA NẾP CẨM -- BÀI THUỐC DÂN GIAN CHO BẠN

  Sữa Chua Nếp Cẩm Có Tác Dụng Gì? Có Thể Bạn Chưa Biết

Nghe nhắc đến món này đã lâu, nhưng có lẽ bạn vẫn chưa biết rõ sữa chua nếp cẩm có tác dụng gì mà sao nhiều người rủ nhau ăn đến vậy. Đây này, để Cleanipedia chia sẻ cho bạn rõ nhé!

Sữa chua nếp cẩm là gì?

Nếu đã ăn qua món sữa chua nếp cẩm thì bạn cũng đoán được rằng món này là sự kết hợp hài hòa giữa sữa chua truyền thống mát lạnh với loại gạo nếp cẩm đặc trưng của vùng Tây Bắc được ủ lên men cùng lớp phủ nước cốt dừa béo ngậy bên trên mang lại hương vị đặc trưng cho món tráng miệng giải nhiệt vào những ngày trời ngoài nóng bức.

Sữa chua nếp cẩm có tốt không?

Qua nghiên cứu cho thấy, bên trong mỗi hũ sữa chua nếp cẩm thường có chứa các khoáng chất gồm magie, kẽm, canxi, photpho, vitamin B, E, kali, sắt, lovastatin, chất béo cùng các vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa của bạn. Do đó, có thể hiểu sữa chua nếp cẩm thực sự tốt cho sức khỏe của bạn. 

Sữa chua nếp cẩm có tác dụng gì?

Đề cập nhiều nãy giờ, chắc bạn vẫn đang thắc mắc sữa chua nếp cẩm có tác dụng gì phải không? Nhiều lắm nha, để Cleanipedia liệt kê cho bạn: 

1.           Tốt cho hệ tiêu hóa 

Nếu bạn thường hay bị táo bón, đầy hơi, chướng bụng, chán ăn thì bạn đã tìm đúng chỗ rồi đấy. Bên trong sữa chua nếp cẩm có chứa axit lactocidine giúp cân bằng các hệ vi khuẩn trong đường ruột, đồng thời bổ sung nhiều lợi khuẩn khác giúp cho hệ tiêu hóa của bạn hoạt động có hiệu quả và tăng cường hệ miễn dịch giúp bạn chống chọi lại các vi khuẩn gây hại xâm nhập vào cơ thể. Sử dụng xong, bạn yên tâm không còn lo gặp các vấn đề về đường ruột nữa.

2.           Giúp bảo vệ tim mạch

Ngoài axit lactocidine, sữa chua nếp cẩm còn chứa chất lovastatin và ergosterol có tác dụng tái tạo mạch máu và ngăn xơ vữa động mạch cũng như các tình trạng tai biến mạch máu não. Nếu bạn là người có tuổi hoặc người có bệnh lý huyết áp cao, bạn nên dùng sữa chua nếp cẩm thường xuyên giúp cân bằng huyết áp, giảm cholesterol xấu và chống rối loạn mỡ trong máu. 

3.           Phòng chống loãng xương

Cứ nghĩ chỉ bổ sung men tiêu hóa giúp đường ruột của bạn trơn tru và vận hành dễ dàng hơn, nhưng không sữa chua nếp cẩm còn chứa nhiều canxi giúp xương của bạn chắc khỏe. Đặc biệt, các chất như magie và photpho sẽ củng cố thêm cho hệ xương răng khỏe mạnh, giúp bạn phòng chống nguy cơ loãng xương, nhất là phụ nữ sau sinh con và sau tuổi 30. 

4.           Hỗ trợ sức khỏe cho mắt 

Bên cạnh đó, sữa chua nếp cẩm còn chứa thành phần là chất lutein và zeaxanthin cùng với các hoạt chất chống oxy hóa giúp đôi mắt của bạn hoạt động tốt hơn. Nếu bạn là người cao tuổi, chúng thực sự giúp ngăn ngừa tình trạng thoái hóa điểm vàng. Đồng thời, bằng cách hạn chế tác hại của gốc tự do và ánh sáng xanh từ môi trường bên ngoài, chất này giúp bảo vệ võng mạc của bạn. 

5.           Phòng chống ung thư

Đối với những người đang mắc bệnh ung thư đại tràng hoặc ung thư vú, sữa chua nếp cẩm là sản phẩm được khuyến khích sử dụng vì có chất flavonoids và anthocyanins vốn hỗ trợ giảm các tế bào ung thư và ngăn khả năng di căn của tế bào có hại này. 

6.           Giúp bổ máu 

Tương tự với các loại thực phẩm có màu đỏ sậm như cà rốt, rau dền, bí đỏ,... sữa chua nếp cẩm cũng như thế, có tác dụng giúp bạn dưỡng huyết và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai, sau khi sinh và người mới phẫu thuật. 

7.           Làm đẹp da

Bởi có chứa nhiều sắc tố bên trong thành phần của sữa chua nếp cẩm mà chúng giúp cho da dẻ của bạn thêm hồng hào, căng mịn và tăng cường độ ẩm cao, vốn là tình trạng chung đối với làn da của các chị em phụ nữ ngồi văn phòng ngày nay.

8.           Có lợi cho phụ nữ sau sinh

Sau khi sinh, cơ thể của người phụ nữ thường mất máu nhiều và chưa hồi phục được hoàn toàn, nhất là vấn đề liên quan đến tiêu hóa. Do đó, sau khi sinh, bạn nên bổ sung thêm sữa chua nếp cẩm, có lợi nhiều cho bạn đấy.

Đây là bài thuốc dân gian chữa nhiều bệnh. Không sợ nóng, trái lại rất lợi cho dạ dày, xua tan táo bón, đại  tiện trơn tru, thông dòng bén giọt ngon lành, không tắc nghẽn như giao thông 5 giờ mỗi buổi chiều.