Thứ Năm, 29 tháng 2, 2024

Những loại nước từ lá quen thuộc giúp giảm axit uric

                                         Phương Anh (Theo HowTo)

Trà atisô là một trong những loại trà thảo mộc hỗ trợ giảm axit uric trong cơ thể. Đồ hoạ: Phương Anh© Lao Động

Nồng độ axit uric trong máu cao có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như bệnh gout, sỏi thận và bệnh tim. Dưới đây là một số loại trà hỗ trợ giảm nồng độ axit uric trong cơ thể.

1.Hoa atisô

Trong cây atisô có đặc tính lợi tiểu mạnh giúp cơ thể loại bỏ purine. Vì vậy, trà atisô được xếp trong danh sách những loại trà thảo mộc hỗ trợ giảm axit uric trong máu. Tuy nhiên, một số trường hợp chống chỉ định sử dụng atisô như người bị sỏi mật hoặc tắc nghẽn ống mật. Do atisô có chứa colagogos gây kích thích sản xuất mật.

2.Hoa và lá bồ công anh

Một loại dược thảo khác hỗ trợ giảm axit uric trong máu là bồ công anh. Loại cây này có tác dụng thanh lọc rất hiệu quả và giúp loại bỏ chất lỏng trong cơ thể. Điều này giúp cơ thể tránh được sự tích tụ quá nhiều axit uric và sự xuất hiện của tinh thể urat trong khớp, giảm nguy cơ mắc bệnh gout.

3.Cỏ đuôi ngựa

Cỏ đuôi ngựa là một trong số loại thảo dược hiệu quả để loại bỏ axit uric nhờ hàm lượng muối kali cao. Ngoài ra, trà cỏ đuôi ngựa cũng có tác dụng làm sạch và lợi tiểu. Vì vậy, sử dụng trà đuôi ngựa có tác dụng trong trường hợp dư thừa axit uric hoặc mắc bệnh gout.

Tuy nhiên, những người mắc các bệnh sau đây cần đặc biệt chú ý và hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi dùng: tiểu đường loại 2, huyết áp thấp, suy tim hoặc thận...

4.Lá bạch dương

Trà thảo mộc bạch dương cũng rất hữu ích trong việc giảm nồng độ axit uric trong máu. Bạch dương chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng thiết yếu cho cơ thể như: magiê, sắt, natri, các axit hữu cơ... Sử dụng trà từ lá cây này giúp ngăn chặn sự tích tụ axit uric trong cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh gout.

 

Thứ Tư, 28 tháng 2, 2024

Lý do cần kiểm soát nồng độ axit uric

 Lý do cần kiểm soát nồng độ axit uric, đặc biệt trong dịpTết

Hương Giang (Theo Healthshots) 


Những lí do tại sao kiểm soát nồng độ axit uric là cần thiết. Đồ họa: Hương Giang© Lao Động

Khi nồng độ axit uric trong cơ thể tăng lên, nó có thể dẫn đến tình trạng tăng axit uric máu. Nó có thể gây ra bệnh gout, sỏi thận hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Vì vậy hãy đảm bảo nồng độ axit uric không vượt quá mức đó.

Phòng ngừa bệnh gout

Bệnh gout là một tình trạng viêm khá đau đớn do sự lắng đọng của các tinh thể axit uric trong khớp. Bằng cách kiểm soát nồng độ axit uric, nguy cơ phát triển bệnh gout có thể giảm. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có tiền sử gia đình mắc bệnh gout hoặc có các yếu tố nguy cơ khác gây ra tình trạng này.

Bảo vệ chức năng thận

Chuyên gia cho biết nồng độ axit uric tăng cao có thể góp phần hình thành sỏi thận, có thể dẫn đến tổn thương thận nếu không được điều trị. Ngoài ra, axit uric có thể gây tổn thương cho thận, dẫn đến bệnh thận. Bằng cách kiểm soát nồng độ axit uric, nguy cơ phát triển sỏi thận hoặc bệnh thận có thể giảm.

Kiểm soát bệnh tăng huyết áp

Huyết áp cao hay tăng huyết áp là một tình trạng phổ biến có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Nếu nồng độ axit uric cao, có thể làm tăng thêm nguy cơ phát triển của bệnh cao huyết áp. Bằng cách kiểm soát nồng độ axit uric, huyết áp có thể được kiểm soát tốt hơn, có khả năng giảm nguy cơ mắc các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng này.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Nồng độ axit uric tăng cao có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Bằng cách kiểm soát nồng độ axit uric, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch này có thể giảm xuống. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có các yếu tố nguy cơ khác mắc bệnh tim, chẳng hạn như cholesterol cao hoặc tiểu đường.

Trong những ngày Tết, việc bạn thường xuyên uống rượu và ăn theo một chế độ không lành mạnh có thể làm tăng nồng độ axit uric, tăng nguy cơ mắc các bệnh trên. Vì vậy cần có những thay đổi trong thói quen sinh hoạt để giảm nồng độ axit uric, bảo vệ sức khỏe của mình.


5 LÝ DO PHỔ BIẾN LÀM TĂNG AXIT URIC

Thịt đỏ có thể làm chỉ số axit uric tăng cao, tăng nguy cơ mắc bệnh gút. Đồ hoạ: Phương Anh© Lao Động

Bệnh gút là bệnh rối loạn do tăng axit uric máu, làm các khớp sưng đỏ và đau nhức. Dưới đây là một số điều có thể gây nguy cơ mắc bệnh.

1.Tăng cân mất kiểm soát

Khi cơ thể tăng cân sẽ tạo ra nhiều tế bào hơn, dẫn đến tăng sản xuất axit uric. Ngoài ra, thận có thể gặp khó khăn hơn trong việc bài tiết axit uric ra khỏi cơ thể. Điều này dẫn đến lượng axit uric tích tụ trong máu, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn.

2.Chế độ ăn uống không lành mạnh

Ăn quá nhiều thực phẩm giàu purin như thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản... sẽ làm tăng nồng độ axit uric trong máu, gây nguy cơ mắc bệnh gút. Đồng thời, một lượng lớn rượu bia đi vào cơ thể cũng làm giảm khả năng đào thải axit uric trong thận. Ngoài ra, rau củ chứa nhiều chất xơ nhưng có một số loại chứa nhiều purin không nên ăn thường xuyên như cải bắp, măng tây, nấm, đậu hà lan...

3.Điều kiện y tế

Khả năng mắc bệnh gút sẽ tăng lên khi cơ thể gặp một số tình trạng sức khỏe như huyết áp cao, tiểu đường, béo phì, hội chứng chuyển hóa, bệnh tim, bệnh thận... Điều này có thể làm tổn thương thận, khiến thận khó bài tiết axit uric ra khỏi cơ thể.

4.Sử dụng một số loại thuốc

Một số loại thuốc được dùng để hạ huyết áp, bao gồm thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển ACE, thuốc chống lao... có thể làm tăng nồng độ axit uric, gây nguy cơ mắc bệnh gút.

5.Phẫu thuật hoặc cơ thể bị chấn thương

Một cuộc phẫu thuật, chấn thương có thể gây ra bệnh gút. Bởi phẫu thuật có thể gây tổn thương mô, dẫn đến giải phóng các purin. Trong khi đó, purin là chất được chuyển hóa thành axit uric trong cơ thể, tăng nguy cơ mắc bệnh gút.

Thứ Hai, 26 tháng 2, 2024

2 công thức nước ép cần tây giúp đào thải axit uric

 HẠ MÂY (THEO ABOLUOWANG)

Nước ép cần tây có thể đào thải axit uric. Đồ hoạ: Hạ Mây© Lao Động

Cần tây không chứa purin rất thích hợp cho người có lượng axit uric cao. Ngoài ra, loại rau này còn chứa một lượng lớn chất xơ, ăn nhiều cần tây có thể thúc đẩy nhu động ruột, từ đó giúp đào thải axit uric. Dưới đây là 2 công thức nước ép cần tây giúp đào thải axit uric.

1.Nước ép nam việt quất, cần tây

Chuẩn bị một nhánh cần tây nhỏ và một thìa nam việt quất, ngâm trước trong nước. Cần tây rửa sạch, cạo sạch, cắt thành từng miếng nhỏ, cho vào cốc đựng nước ép cùng nam việt quất đã ngâm.

Sau đó, thêm 300ml nước tinh khiết và một ít đường tùy theo sở thích cá nhân. Dùng máy ép trái cây hoặc máy xay sinh tố, xay nhuyễn và thưởng thức.

Nam việt quất chứa nhiều anthocyanin và vitamin C, giúp phân hủy purin đúng cách và giảm nồng độ axit uric cao. Khi kết hợp cùng cần tây sẽ tạo thành thức uống lành mạnh và thải axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể, ngăn ngừa các đợt tấn công của bệnh gút.

2.Nước ép dưa chuột, cần tây và kiwi

Chuẩn bị 2 cọng cần tây, nửa quả dưa chuột và 2 quả kiwi. Rửa sạch, gọt vỏ và cắt các nguyên liệu thành từng miếng nhỏ, cho vào máy ép trái cây, thêm 1.000 ml nước tinh khiết rồi xay nhuyễn lấy nước cốt.

Bạn có thể thêm một lượng mật ong thích hợp theo sở thích của mình vào nước ép để thưởng thức.

Dưa chuột là thực phẩm có hàm lượng purin thấp, có tính kiềm, hỗ trợ quá trình bài tiết lượng axit uric qua đường tiết niệu. Trong khi đó, kiwi chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất xơ tốt cho người có axit uric cao. Do đó, kết hợp các nguyên liệu này cùng với cần tây sẽ tạo nên thức uống tốt cho sức khoẻ.


Thứ Bảy, 24 tháng 2, 2024

Tác động của hạt điều đến người có axit uric cao

 HẠ MÂY (THEO LIVESTRONG)

Hạt điều có lợi cho người có axit uric cao. Đồ hoạ: Hạ Mây© Lao Động

Theo Trung tâm Y khoa Đại học Pittsburgh (Mỹ), chế độ ăn kiêng cho người axit uric cao nên bao gồm khoảng 200 gram thực phẩm giàu protein. Trong đó, hạt điều là loại hạt có lợi cho người axit uric và cũng chứa nhiều protein.

Những người có nồng độ axit uric cao, bệnh gút cần hạn chế lượng protein tổng thể, đặc biệt là các protein có nguồn gốc động vật như thịt, gia cầm và cá. Thay vào đó, phần lớn protein trong chế độ ăn kiêng cho người bệnh nên đến từ protein thực vật, bao gồm các loại hạt như hạt điều.

 Ngoài ra, hạt điều cũng chứa ít purine - hợp chất khiến cơ thể phân hủy thành axit uric. Do đó, người có axit uric cao có thể thêm hạt điều vào chế độ ăn uống của mình. Axit uric dư thừa trong máu tích tụ ở các khớp, gây ra tình trạng đau và sưng tấy đặc trưng của bệnh gút.

Ngoài việc có hàm lượng purine thấp, hạt điều không chứa cholesterol, có ít chất béo bão hòa và rất giàu chất béo không bão hòa đơn có lợi cho tim.

Mặc dù hạt điều có thể đóng một vai trò quan trọng trong chế độ ăn kiêng cho người có axit uri cao, nhưng chúng ta nên ăn với mức độ vừa phải để tránh lượng calo dư thừa có thể dẫn đến tăng cân.

Trong 100 gram hạt điều có khoảng 157 calo cùng nhiều chất dinh dưỡng khác như 9,2 gram carbohydrate, 5,1 gram đạm. Để tối đa hóa lợi ích mà không cần quá nhiều calo, chúng ta không nên ăn quá 100 gram hạt điều mỗi ngày hoặc khoảng 15 hạt điều.

 

Thứ Năm, 22 tháng 2, 2024

Loại thịt đẩy nhanh nguy cơ suy thận, tăng axit uric

 

Ăn quá nhiều thịt đỏ có thể làm suy thận, tăng axit uric. Đồ hoạ: Hạ Mây© Lao Động

Thịt đỏ có thể làm tăng axit uric, dẫn đến bệnh gút và sỏi thận, ảnh hưởng thêm đến chức năng thận.

Protein có trong thịt đỏ là nguyên liệu để xây dựng cơ bắp, nó có thể duy trì tốc độ trao đổi chất cơ bản và khiến chúng ta cảm thấy no sau khi ăn. Tuy nhiên, ăn quá nhiều thịt đỏ sẽ làm tăng tỉ lệ bệnh suy thận và axit uric cao.

Khi chúng ta nạp quá nhiều protein từ thịt đỏ, sẽ tạo ra nhiều chất chuyển hóa có tính axit hơn so với những loại thịt khác, những chất chuyển hóa này cần được thận lọc và bài tiết.

Ăn quá nhiều thịt đỏ sẽ làm tăng khối lượng công việc của thận, dẫn đến chức năng thận suy giảm dần dần, xuất hiện bệnh thận mạn tính.

Ngoài ra, protein trong thịt đỏ sau khi nạp vào cơ thể sẽ bị phân hủy và giải phóng ure vào máu. Thận lọc ure từ máu và bài tiết qua nước tiểu. Nếu chức năng thận bị suy giảm, ure dư thừa tích tụ trong cơ thể, gây hại cho thận.

Thịt đỏ, tức thịt từ động vật có vú chẳng hạn như thịt bò, thịt cừu... có hàm lượng chất béo tương đối cao. Do đó, tiêu thụ vừa phải thịt đỏ là điều cần thiết, vì tiêu thụ quá mức có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đái tháo đường, tăng axit uric và một số bệnh ung thư.

3 không trong chế độ ăn uống cho người có axit uric cao

 HẠ MÂY (THEO ABOLUOWANG) 

Chế độ ăn uống ảnh hưởng lớn đến axit uric. Đồ hoạ: Hạ Mây© Lao Động

Ăn quá nhiều thực phẩm có hàm lượng polyrin cao, chuyển hóa axit uric bất thường hoặc thận bị tắc nghẽn... có thể gây ra chứng tăng axit uric máu do nồng độ axit uric quá cao. Tăng axit uric máu là yếu tố nguy cơ chính của bệnh gút. Dưới đây là 3 điều không nên trong chế độ ăn uống cho người có axit uric cao.

Không ăn thực phẩm có purine cao

Purine là thành phần có trong nhân tế bào, thức ăn từ động vật chứa nhiều purine hơn. Người axit uric cao, bệnh gút nên tránh những thực phẩm có hàm lượng purine cao như nội tạng động vật, tôm, cua, rong biển, cá cơm, cá mòi, nghêu..

Không uống bia, rượu

Nhiều nam giới có axit uric cao thường do uống rượu, bia quá nhiều, điều này gây tích tụ axit lactic trong cơ thể người uống. Đồng thời, ức chế đào thải axit uric, làm tăng nồng độ axit uric trong huyết thanh và nước tiểu, dẫn đến hình thành sỏi do gút.

Vì vậy, chúng ta cần phải bỏ rượu, bia, uống ít cà phê, trà đặc... giảm tiêu thụ đường sucrose hoặc đường củ cải, đồng thời bỏ hút thuốc.

Không ăn nhiều chất béo

Chế độ ăn nhiều chất béo sẽ cản trở quá trình đào thải axit uric nên khi nấu ăn, chúng ta nên sử dụng lượng chất béo thích hợp, tránh các món chiên, rán. Lượng chất béo nên ít hơn 30% lượng calo.

Nếu nhận thấy lượng axit uric trong cơ thể quá cao, trước tiên chúng ta phải điều chỉnh chế độ ăn uống trong sinh hoạt hằng ngày, vì phần lớn lượng axit uric cao đều đến từ thực phẩm. Chúng ta nên ăn nhiều rau củ quả tươi và kết hợp chế độ ăn uống hợp lí để duy trì sức khỏe.


Thứ Tư, 21 tháng 2, 2024

Cây sói rừng - loài cây mọc dại giúp giảm axit uric

HÀ LÊ

Cây sói rừng hỗ trợ giảm axit uric. Ảnh: Tâm Bình© Lao Động

Theo Đông y, cây sói rừng có tác dụng hoạt huyết giảm đau, khu phong trừ thấp, tiêu viêm giải độc. Lá sói rừng là một vị thuốc quý cho sức khỏe con người, đặc biệt giảm axit uric.

Cây sói rừng, còn gọi là cửu tiết trà, tiếp cốt mộc, cửu tiết phong… có tên khoa học là Sarcandra grabra (Thunb.), mọc hoang ở nhiều nơi ở nước ta, đặc biệt là ven núi, nơi có độ ẩm cao như Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng...

Theo dược học cổ truyền, cây sói rừng vị cay, tính bình, được xem là vị thuốc quý dùng rộng rãi trong dân gian với công dụng thải trừ độc, giảm đau, kháng khuẩn và điều hòa miễn dịch, thường dùng trong các bệnh lý viêm nhiễm, bệnh tự miễn, viêm khớp dạng thấp, thống phong (bệnh gout).

Lá sói rừng có tác dụng trừ độc, tiêu viêm, giúp đào thải các độc tố trong máu rất hiệu quả, nhất là axit uric - nguyên nhân gây nên bệnh gout.

Cách sử dụng cây sói rừng giúp giảm axit uric như sau:

Chuẩn bị khoảng 40gram lá sói rừng khô, thái nhỏ. Hãm dược liệu với rượu ấm để uống. Mỗi ngày dùng 1 ly khoảng 40ml sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh.

Ngoài ra, có thể dùng rượu lá sói rừng để xoa bóp nhằm giảm đau nhức các khớp.

Ăn uống bất hợp lý là nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng hàm lượng acxit uric trong máu và dẫn tới bệnh gout. Chính vì thế, khi muốn hạ nồng độ axit uric xuống thấp thì cần phải bắt buộc điều chỉnh lại chế độ ăn uống sao cho hợp lý. Cụ thể người bệnh cần kết hợp:

- Tăng cường ăn nhiều rau xanh, nhất là rau màu xanh đậm, các loại củ quả và trái cây. Bởi đây là thực phẩm giúp bổ sung chất xơ và chất chống ôxy hóa cao, qua đó giúp hấp thụ bớt acid uric, đồng thời tăng cường chức năng đào thải acid uric ra ngoài.

- Kiêng ăn các loại hải sản, thịt đỏ (thịt bò, thịt chó, thịt dê, thịt lợn, thịt ngựa...), nội tạng động vật, da và mỡ động vật, nấm, các loại măng, sữa béo nguyên chất... bởi chúng cực kỳ giàu nhân purin khiến cho cơ thể sản sinh ra nhiều axit uric hơn.

 

Thứ Hai, 19 tháng 2, 2024

Những lợi ích khi kiểm soát axit uric trong cơ thể

 Hương Giang (Theo Healthshots) 

Kiểm soát mức độ axit uric là điều cần thiết để có sức khỏe tốt. Đồ họa: Hương Giang© Lao Động

Khi nồng độ axit uric tăng cao, bạn có thể bị bệnh gout, sỏi thận hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Vì vậy, hãy đảm bảo kiểm soát nồng độ axit uric.

1.Cải thiện sức khỏe tổng thể

Kiểm soát mức axit uric giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh như gout, bệnh thận, tăng huyết áp và bệnh tim mạch. Ngoài ra, việc quản lý mức axit uric cũng có thể giảm viêm nhiễm trong cơ thể, giúp hạn chế nguy cơ phát sinh nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Điều này đồng nghĩa với việc có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và tăng khả năng sống lâu hơn.

2.Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Mức axit uric tăng thường đi kèm với nguy cơ cao về bệnh tim và đột quỵ. Bằng cách kiểm soát mức axit uric, chúng ta có thể giảm thiểu rủi ro của những biến cố tim mạch này. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có yếu tố nguy cơ khác như cholesterol cao hoặc tiểu đường, nơi việc duy trì mức axit uric ổn định trở nên quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch.

3.Quản lý huyết áp

Huyết áp cao, hay còn gọi là tăng huyết áp, là một tình trạng phổ biến có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Nếu mức axit uric cao, nó có thể đóng góp vào sự phát triển của tình trạng tăng huyết áp.

Bằng cách kiểm soát mức axit uric, chúng ta có thể quản lý huyết áp tốt hơn, có thể giảm nguy cơ của những biến chứng sức khỏe nghiêm trọng này.

4.Cải thiện chức năng thận

Mức axit uric tăng có thể góp phần vào việc hình thành sỏi thận, có thể dẫn đến tổn thương thận nếu không được điều trị, theo chuyên gia nói. Ngoài ra, axit uric có thể gây tổn thương trực tiếp cho thận, dẫn đến bệnh thận. Bằng cách kiểm soát mức axit uric, chúng ta có thể giảm nguy cơ phát triển sỏi thận hoặc bệnh thận.

5.Phòng ngừa bệnh gout

Gout là một tình trạng viêm nhiễm đau đớn do sự tích tụ của tinh thể axit uric trong các khớp. Bằng cách kiểm soát mức axit uric, chúng ta có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh gout.

Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có tiền sử gia đình về gout hoặc có các yếu tố nguy cơ khác đối với tình trạng này.

 

HẠN CHẾ TÁC HAI BỆNH GOUT

 Dù ngày thường hay ngày Tết, người bệnh cần hạn chế các loại thịt đỏ giàu chất đạm, hải sản, nấm, đậu, rau mầm... Tránh tuyệt đối ăn nội tạng động vật, tiết canh, hột gà lộn, hột vịt lộn. Hạn chế tối đa rượu bia và các loại đồ uống ngọt như siro, nước ngọt có ga.

Thả lỏng chế độ ăn uống, không kiêng khem nhiều trong những ngày Tết có thể làm nặng bệnh gout. Ảnh minh họa: Freepik© Được VnExpress cung cấp

Theo bác sĩ Vân, khi bệnh gout khởi phát đột ngột, để tạm thời làm dịu cơn đau, người bệnh có thể thực hiện những điều dưới đây.

Uống đủ nước: Nguyên nhân gây ra bệnh gout là do lượng axit uric thừa không được đào thải ra khỏi cơ thể. Người bệnh cần uống nhiều nước mỗi ngày. Khi cơn gout cấp tấn công, uống nước giúp người bệnh dễ chịu hơn, nên ưu tiên nước lọc hoặc nước ép từ các loại trái cây như cam, quýt, chanh, bưởi, thơm... Để dự phòng khởi phát gout, mỗi ngày, người bệnh nên uống khoảng 2,5 lít nước.

Chườm đá lạnh giúp giảm tổn thương các mô, làm co mạch và giảm lưu thông máu, từ đó làm dịu cơn đau. Người bệnh đặt vài viên đá nhỏ vào chiếc khăn mềm rồi chườm tại khu vực đau trong khoảng 20-30 phút.

Bảo vệ khớp sưng bằng cách giữ cho khớp đó thoáng mát, khi nằm trên giường cần nâng cao khớp bị đau bằng cách kê một chiếc gối. Từ đó tăng cường lưu thông máu, mang lại sự thoải mái cho người bệnh.

Uống thuốc theo toa có sẵn, có thể dùng thêm các loại giảm đau thông thường. Nếu các biện pháp chăm sóc tại nhà không giúp làm dịu cơn đau, người bệnh nên sớm đến gặp bác sĩ.

Phi Hồng

 

Chủ Nhật, 18 tháng 2, 2024

Một số loại hạt hay ăn ngày Tết, có thể giúp giảm axit uric trong cơ thể

                                         Hương Giang (Theo Healthshots)

Một số loại hạt có thể giúp giảm lượng axit uric trong cơ thể. Đồ họa: Hương Giang© Lao Động

Các loại hạt dinh dưỡng là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, protein và chất béo lành mạnh. Đặc biệt, các loại hạt có hàm lượng purine thấp nên những người có nồng độ axit uric trong máu cao, người mắc bệnh gout đều có thể ăn các loại hạt dinh dưỡng.

1.Hạt điều

Những loại hạt này có ít purin và rất bổ dưỡng. Hạt điều rất hữu ích trong việc giảm cholesterol LDL và cũng tăng cường cholesterol lành mạnh, HDL. Chúng chứa các vitamin và khoáng chất quan trọng cần thiết để duy trì các chức năng của cơ thể và phù hợp với bệnh nhân gout.

2.Hạt óc chó

Quả óc chó có nhiều Omega-3 và là nguồn protein phù hợp với người bệnh gout. Chúng cũng có đặc tính chống viêm. Quả óc chó là nguồn cung cấp dưỡng chất cần thiết an toàn cho người có nồng độ axit uric cao.

3.Hạnh nhân

Thêm hạnh nhân vào chế độ ăn uống của bạn sẽ giúp giảm nồng độ axit uric vì chúng chứa ít purin và chứa nhiều vitamin E, magie và mangan. Vỏ của hạnh nhân cũng rất giàu chất chống oxy hóa, giúp chống lại các gốc tự do.

4.Hạt lanh

Hạt lanh rất giàu axit béo thiết yếu mà cơ thể không thể tự sản xuất được. Dầu hạt lanh có tác dụng chống viêm trên cơ thể, có thể làm giảm cơn đau do nồng độ axit uric cao.

 

Thứ Bảy, 17 tháng 2, 2024

Tác dụng của bí đao trong việc hỗ trợ hạ axit uric

 HẠ MÂY (THEO ABOLUOWANG)

Bí đao có tác dụng hỗ trợ hạ axit uric. Ảnh: Kiều Vũ© Lao Động

axit uric tích tụ quá nhiều sẽ gây ra bệnh gút nên trong việc điều trị, chúng ta phải ức chế axit uric dư thừa. Do đó, chúng ta có thể thường xuyên ăn bí đao để hỗ trợ đào thải axit uric.

Điều quan trọng nhất để điều trị bệnh gút, ngăn ngừa axit uric cao là phải đào thải urat và đảm bảo lượng axit uric mới được hình thành ở mức thấp. Điều này đòi hỏi chúng ta phải hạn chế uống rượu và ăn ít thực phẩm có hàm lượng purine cao (chủ yếu là thịt, đặc biệt là nội tạng động vật). Đồng thời, ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng purine thấp (chủ yếu là trái cây và rau quả). Trong số đó, bí đao tác dụng đào thải axit uric khá hiệu quả.

Bí đao có tính lạnh, lợi tiểu, thanh nhiệt, tiêu đờm... Bí đao có giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100 gram thịt bí đao chứa 0,4 gram protein, 2,4 gram carbohydrate, 20 mg canxi, 12 mg phốt pho, 0,3 mg sắt và nhiều loại vitamin. Ngoài ra, vì có chứa axit propanoic nên nó đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa cơ thể tăng cân và thúc đẩy thể hình.

Đặc biệt, bí đao chứa nhiều vitamin C, hàm lượng kali cao và hàm lượng natri thấp, có thể đẩy nhanh quá trình đào thải axit uric ra khỏi cơ thể.

Ngoài ra, bí đao có tác dụng lợi tiểu, tăng cường tuần hoàn vi mạch, giúp trao đổi chất và giúp loại bỏ lượng nước dư thừa ra khỏi cơ thể. Vì vậy, những người mắc bệnh gút, axit uric cao có thể thường xuyên ăn bí đao.

Bí đao còn là loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như polyphenol, flavonoid và anthocyanin. Axit uric cao cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các chất chống oxy hóa sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây hại cho tế bào và tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Flavonoid sẽ giúp giảm bớt các vấn đề phát sinh của bệnh gút.


Thứ Năm, 15 tháng 2, 2024

Chế độ ăn uống phù hợp cho người bệnh gút

                                      HƯƠNG SƠN (THEO HEALTH) 

GUT là một loại viêm khớp thường gặp nhất do tăng axit uric máu - sự tích tụ axit uric trong máu. Nồng độ axit uric trong máu bình thường thấp hơn 6,8 mg/dL. Khi nồng độ tăng cao hơn mức này, khiến các tinh thể axit uric hình thành và tích tụ trong khớp, có thể dẫn đến các triệu chứng bệnh gút như đau và sưng. Ăn uống đúng cách để giúp cơ thể khoẻ mạnh.

Mặc dù không có một loại thực phẩm nào có thể giúp điều trị bệnh gút, nhưng việc bổ sung một số loại thực phẩm, đồ uống nhất định và chuyển sang chế độ ăn nhiều thực vật hơn có thể giúp kiểm soát tình trạng bệnh.

Hầu hết các protein động vật như thịt và hải sản đều chứa nhiều purin như hypoxanthine. Các nguồn protein từ thực vật như đậu và đậu lăng có chứa purin, nhưng chúng chứa các loại purin khác với các sản phẩm từ động vật.

Chế độ ăn uống phù hợp cho người bệnh gút© Getty

Các purin adenine và guanine chiếm hơn 60% tổng số purin được tìm thấy trong thực phẩm thực vật như đậu và rau. Những loại purin này ít có khả năng góp phần tích tụ axit uric so với các loại purin có trong protein động vật như hypoxanthine.

Hơn nữa, thực phẩm từ thực vật và một số loại đồ uống như cà phê có chứa các hợp chất ức chế sản xuất axit uric trong cơ thể. Dưới đây là một số loại thực phẩm tốt nhất để thêm vào chế độ ăn uống của bạn để giúp kiểm soát bệnh gút.

Quả anh đào

Các nghiên cứu cho thấy thường xuyên ăn quả anh đào rất hữu ích trong việc giảm các cơn gút cấp. Các nhà nghiên cứu cho rằng, các hợp chất chống viêm tập trung trong quả anh đào - như anthocyanin - giúp giảm viêm khớp. Ngoài ra, ăn quả anh đào và uống nước ép anh đào có thể giúp giảm nồng độ axit uric hiệu quả.

Cà phê

Uống cà phê có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh gút và một số nghiên cứu cho thấy nó có thể giúp giảm nồng độ axit uric ở một số người mắc bệnh gút. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn để hiểu cà phê tác động đến mức axit uric như thế nào.

Một số sản phẩm từ sữa

Các sản phẩm từ sữa không đường như sữa có chứa protein casein và lactalbumin, giúp giảm nồng độ axit uric. Nó cũng chứa một hợp chất gọi là axit orotic, giúp thúc đẩy bài tiết axit uric.

Thực phẩm giàu vitamin C

Trái cây và rau quả chứa nhiều vitamin C, một chất dinh dưỡng có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ. Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn, nhưng lượng vitamin C trong chế độ ăn uống cao có liên quan đến việc giảm nồng độ axit uric.

Mặc dù một số loại thực phẩm đã được chứng minh là hữu ích trong việc giảm nồng độ axit uric, nhưng điều quan trọng là phải xem xét toàn bộ chế độ ăn uống của bạn khi cố gắng kiểm soát bệnh gút. Bổ sung các loại thực phẩm chọn lọc như quả anh đào và đồ uống như cà phê có thể giúp ích cho các triệu chứng của bạn, nhưng việc chuyển sang chế độ ăn uống tổng thể lành mạnh hơn mới là điều quan trọng nhất.



Chủ Nhật, 11 tháng 2, 2024

Cách làm giảm axit uric trong cơ thể nhanh nhất

                       Hương Giang (Theo Medical News Today)

Một số cách nhanh nhất giúp bạn giảm axit uric trong cơ thể. Đồ họa: Hương Giang© Lao Động

Nồng độ axit uric trong cơ thể tăng lên có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như ảnh hưởng đến thận, làm tăng nguy cơ tạo sỏi, bệnh gout. Dưới đây là một số cách nhanh nhất giúp bạn giảm axit uric trong cơ thể.

Uống nhiều nước mỗi ngày

Axit uric thường được loại bỏ khỏi cơ thể qua đường nước tiểu. Các chuyên gia khuyến cáo nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày, chia nhỏ ra nhiều lần trong ngày.

Việc bổ sung nước giúp kích thích tạo nước tiểu và tăng cường hoạt động lọc của thận. Khi này, axit uric sẽ được loại bỏ khỏi cơ thể nhanh chóng hơn.

Bổ sung vitamin C

Vitamin C có thể giúp giảm mức axit uric trong máu thông qua một số cơ chế. Một trong những cơ chế chính là vitamin C giúp tăng cường quá trình loại bỏ axit uric qua thận, giảm sự tái hấp thụ của nó trong máu.

Ngoài ra, vitamin C cũng có thể giảm khả năng tạo thành tinh thể urate trong các khớp, giảm nguy cơ các vấn đề liên quan đến axit uric cao như bệnh gout.

Lưu ý, vitamin C chỉ nên uống vào ban ngày (trước 6h tối) để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý làm suy giảm chức năng thận.

Ăn cherry

Cherry chứa anthocyanin, một hợp chất chống oxy hóa có khả năng giảm viêm và ổn định cân bằng axit uric. Anthocyanin có thể ảnh hưởng đến một số quá trình trong cơ thể, bao gồm giảm tổng sản xuất axit uric và tăng cường quá trình loại bỏ axit uric qua thận.

Một số nghiên cứu đã gợi ý rằng việc ăn cherry, đặc biệt là cherry đen, có thể giảm mức axit uric và giảm nguy cơ cơn gout. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hiệu quả có thể khác nhau giữa mỗi người.

Uống cà phê

Trong một nghiên cứu cho thấy, những phụ nữ uống 1 - 3 tách cà phê mỗi ngày giảm 22% nguy cơ mắc bệnh gout. Caffeine trong cà phê có thể tăng cường quá trình loại bỏ axit uric qua thận, giúp giảm nồng độ axit uric trong máu. Ngoài ra, caffeine cũng được cho là có tác động chống viêm và giảm nguy cơ gout.

Tuy nhiên, cần uống cà phê ở lượng vừa phải vì caffeine trong cà phê là một chất dễ gây nghiện. uống nhiều cà phê còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của mọi người.

Giảm thực phẩm giàu purin

Purin là một hợp chất tự nhiên được cung cấp từ thực phẩm. Ở trong cơ thể, quá trình phân hủy purin sẽ tạo ra các axit uric. Do đó, một chế độ ăn cung cấp hàm lượng cao purin duy trì trong thời gian dài liên tục sẽ làm tăng cao nồng độ axit uric trong cơ thể, tăng nguy cơ bị bệnh gout.

Trong đó có các loại thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản. Đây là nguồn sản xuất axit uric cao nhất, nên thay vì tiêu thụ chúng thì ta có thể thay bằng các loại thịt trắng như thịt cá sông hay thịt ức gà có chứa hàm lượng đạm cao nhưng lại có rất ít purin, rất tốt cho người bị bệnh gout do có khả năng chống lại quá trình kết tủa của axit uric trong cơ thể.


 

Chủ Nhật, 4 tháng 2, 2024

Tác dụng của ăn bưởi tới người có chỉ số axit uric cao

 

Thêm bưởi vào chế độ ăn có thể làm giảm nồng độ axit uric, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh gout. Đồ hoạ: Phương Anh© Lao Động

Đối với những người có nồng độ axit uric cao, việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều loại trái cây là rất quan trọng. Dưới đây là tác dụng của trái bưởi tới người có chỉ số axit uric cao.

Bệnh gout là một dạng viêm khớp phổ biến, người bệnh thường chịu những cơn đau đột ngột và dữ dội ở các khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối. Ngoài những cơn đau là hiện tượng sưng đỏ, thậm chí không đi lại được. Một số phương pháp phòng ngừa bệnh gout như kiểm soát cân nặng, duy trì lối sống lành mạnh và có một chế độ ăn hợp lí.

Một nghiên cứu được công bố trên thư viện Y khoa National Library of Medicine (Hoa Kì) cho thấy, việc bổ sung vitamin C có thể làm giảm nồng độ axit uric trong cơ thể. Điều này cũng có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh gout.

Trong bưởi có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như chất xơ, vitamin C, kali, canxi... Mặc dù không có màu cam, nhưng trái bưởi lại chứa một lượng vitamin C lớn. Có khoảng 95 mg vitamin C trong 100 gram bưởi. Điều này khiến nó trở thành lựa chọn ăn kiêng tuyệt vời cho những ai có chỉ số axit uric cao hoặc mắc bệnh gout.

Thêm bưởi vào chế độ ăn cũng có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh đái tháo đường. Theo các nhà khoa học thuộc Đại học Hebrew (Israel) và Bệnh viện Đa khoa Massachusettes (Mỹ) cho biết, chất naringenin chống oxy hóa có trong bưởi có thể giúp gan đốt cháy lượng mỡ dư thừa. Đồng thời, quá trình này giúp cải thiện quá trình kiểm soát lượng đường trong máu.

Ngoài ra, ăn bưởi cũng giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Trái bưởi chứa nhiều pectin. Đây là một loại chất xơ hoà tan giúp cơ thể đốt cháy lượng Cholesterol trong máu.

Đối với những người có chỉ số axit uric cao hoặc bị mắc bệnh gout nên có chế độ ăn lành mạnh, uống nhiều nước, hạn chế rượu bia. Bên cạnh đó, nên kiểm tra nồng độ axit uric trong máu thường xuyên cũng như tham khảo ý kiến của bác sĩ.