Thứ Ba, 28 tháng 2, 2023

Gốc tự do - kẻ giết người thầm lặng

 Gốc tự do (free radical) là các phân tử không ổn định. Chúng có thể tấn công và phá hủy các tế bào khác trong cơ thể. Khi lão hóa, cơ thể sản xuất ra nhiều gốc tự do hơn, và chúng ta cũng dễ bị tổn thương hơn bởi các yếu tố môi trường bên ngoài như ánh nắng mặt trời, thuốc lá, ô nhiễm không khí, và stress.

Theo nhiều nghiên cứu được công bố, các gốc tự do có thể dẫn đến nhiều bệnh mãn tính, bao gồm:

  • Bệnh tim mạch: Gốc tự do có thể gây ra sự tổn thương trên mạch máu và gây ra việc hình thành xơ vữa, làm giảm lưu lượng máu đến tim và dẫn đến bệnh tim mạch
  • Ung thư: Gốc tự do có thể gây hư hại trên DNA và các tế bào khác, tạo điều kiện cho sự phát triển của các khối u
  • Tiểu đường: Gốc tự do có thể làm giảm đáp ứng của cơ thể đối với insulin, gây ra bệnh tiểu đường.
  • Bệnh Alzheimer: Gốc tự do có thể gây ra sự tổn thương trên các tế bào thần kinh, đóng góp vào sự phát triển của bệnh Alzheimer.
  • Bệnh Parkinson: Gốc tự do có thể gây hại trên các tế bào thần kinh và đóng góp vào sự phát triển của bệnh Parkinson.
  • Bệnh viêm khớp: Gốc tự do có thể gây ra sự tổn thương trên khớp và gây ra bệnh viêm khớp.

Vì vậy, các chuyên gia hay so sánh gốc tự do đáng sợ như “kẻ giết người” một cách thầm lặng, vì đại đa số những triệu chứng bệnh lý xảy ra bởi gốc tự do chỉ được phát hiện ở giai đoạn biến chứng vừa và nặng.

Gốc tự do - kẻ giết người thầm lặng - 1© Được VTC cung cấp

Cách giảm thiểu tác hại của gốc tự do

Để giảm thiểu nguy cơ bị các bệnh mãn tính liên quan đến gốc tự do, cần tăng cường chế độ ăn uống giàu chất chống oxy hóa như trái cây, rau củ, hạt, thực phẩm có chứa vitamin A, C, E và selen. Ngoài ra, cần giảm thiểu sự tiếp xúc với các chất gây hại từ môi trường như thuốc lá, ô nhiễm không khí, và ánh nắng mặt trời. Tăng cường hoạt động thể chất và giảm stress cũng giúp giảm nguy cơ bị các bệnh mãn tính liên quan đến gốc tự do.

Trong nghiên cứu y học, các chất chống oxy hóa nhân tạo cũng được sử dụng để giảm tác động của gốc tự do, tuy nhiên, chúng không nên được sử dụng quá mức vì có thể gây hại cho sức khỏe.

Tóm lại, gốc tự do là một yếu tố nguy hiểm, vì vậy, cần biết cách bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các gốc tự do bằng cách duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên và sử dụng các chất chống oxy hóa tự nhiên để đảm bảo sức khỏe tốt.

Trên thị trường hiện nay, có nhiều sản phẩm giúp người dùng bổ sung chất chống oxy hóa giúp chống lại tác hại của gốc tự do bên trong cơ thể. Một trong số đó phải kể đến dòng sản phẩm đang được ưu chuộng nhất hiện nay, đó chính là SUPER LUTEIN MIRTO PLUS.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe SUPER LUTEIN MIRTOPLUS

Thành phần:

DHA - 68.2mg (từ dầu cá); EPA (13.6mg); Vitamin E - 70.4 (từ Dầu thực vật); Lutein (18mg); Zeaxanthin (4mg); Chiết xuất quả Việt Quất (80mg); Chiết xuất quả Lý chua đen (72mg); Chiết xuất vỏ cây thông bờ biển Pháp (40mg); Lycopene (chiết xuất từ cà chua - 2.16mg); Carotene dầu cọ (có chứa 880mcg RE Vitamin A); Vitamin B1 (Thiamine - 1.48mg); Vitamin B2 (Riboflavin - 1.48mg); Vitamin B6 (Pyridoxine hydrochloride - 1.48mg); Vitamin B12 (Cyanocobalamin - 1.35mcg);

Phụ liệu: Gelatin, Glycerin, bột cam thảo Nhật Bản , dầu hướng dương, sáp ong.

Công dụng:

- Hỗ trợ tốt cho mắt, giúp bảo vệ mắt. Hỗ trợ tăng cường thị lực. Hỗ trợ hạn chế nguy cơ thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.

- Hỗ trợ tốt cho da, giúp bảo vệ da. Hỗ trợ hạn chế oxy hóa hiệu quả. Hỗ trợ tăng cường sức khỏe.

Hướng dẫn sử dụng: ngày 4 viên, chia làm 2 lần. Uống với nước hoặc nước ấm.

Xuất xứ: Nhật Bản

Phân phối độc quyền bởi:

CÔNG TY TNHH UNP HEALTHCARE VIỆT NAM

Địa chỉ: Tòa nhà Serepok, Số 56 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM, Việt Nam.

Điện thoại: 1800 577 755 Email: support@unphc.com.vn

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

NHỮNG LỢI ÍCH TỪ TỎI ĐEN

 Ăn tỏi đen lâu dài được không?

Tỏi đen từ lâu được biết đến là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên ăn tỏi đen lâu dài được không?

Tác dụng của tỏi đen

Tỏi đen vốn dĩ không có trong tự nhiên. Tỏi đen là thành phẩm khi tỏi trắng trải qua quá trình lên men, chậm trong điều kiện nghiêm ngặt về nhiệt độ (60 độ C đến 90 độ C) và độ ẩm dao động từ 80 đến 90 độ. Thời gian lên men khá dài, kéo dài từ 30 - 60 ngày, tỏi trắng được lên men thành tỏi đen nhánh.

Hàm lượng các hoạt chất trong tỏi đen tăng lên rất nhiều lần so với tỏi trắng khi sử dụng. Dưới đây là những tác dụng của tỏi đen mang lại cho sức khỏe

Tỏi đen có tác dụng phục hồi tổn thương cơ bắp cho tập luyện, cải thiện chức năng tiêu hóa, giúp cơ thể chống mệt mỏi, nhuận gan, nhuận táo, thúc đẩy giấc ngủ, cải thiện chức năng của tuyến tiền liệt và các chức năng khác trong cơ thể.

Ăn tỏi đen lâu dài được không là vấn đề được nhiều người quan tâm.© Được VTC cung cấp

Tỏi đen giúp thu dọn gốc tự do rất mạnh, hiện đã biết trên 80 bệnh lý khác nhau có nguyên nhân liên quan đến gốc tự do. Có thể nói, tỏi đen là dược liệu dùng để phòng bệnh rất tốt.

Tỏi đen có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào gan. Do đó nó được dùng trong trường hợp viêm gan, xơ gan, hàng ngày tiếp xúc với các chất độc hại, phơi nhiễm với chất phóng xạ.

Tỏi đen giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Vì vậy, nó được dùng cho người bị suy giảm miễn dịch do dùng hóa chất hoặc chiếu xạ, người ốm lâu ngày sức khỏe bị suy kiệt. Đặc biệt, với trường hợp bệnh nhân bị cúm, tỏi đen giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng, khỏe mạnh trở lại.

Tỏi đen còn giúp ức chế một số dòng tế bào ung thư như ung thư vú, ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng.

Ngoài ra, tỏi đen còn được chứng minh có tác dụng hạ cholesterol máu, giảm mỡ máu, tăng HDL-Cholesterol, điều hòa đường huyết, do đó, rất tốt cho hệ tim mạch, đặc biệt là nhóm nguy cơ cao như người béo, mỡ máu.

Ăn tỏi đen lâu dài được không?

Tỏi đen tuy rất tốt cho sức khỏe nhưng liệu ăn tỏi đen lâu dài được không?

Theo các bác sĩ, tỏi đen tốt cho sức khoẻ nên thường được khuyên sử dụng 2 - 3 củ tỏi (tương ứng với 3 - 5 gram) mỗi ngày. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, sau khi dùng tỏi đen trong vòng 1 tháng cơ thể sẽ cảm nhận rõ sự thay đổi theo chiều hướng tích cực, sức khoẻ cũng có những tiến triển tốt.

Tỏi đen sẽ giúp "dọn dẹp" các gốc tự do trong cơ thể - nguyên nhân chính gây ra đến 80 bệnh lý khác nhau như Alzheimer, xương khớp, tim mạch, ung thư, đột quỵ, bệnh đường hô hấp, bệnh Parkinson, viêm hoặc thiếu máu cục bộ khác,...

Ngoài ra, tỏi đen còn hỗ trợ điều trị một số bệnh khác. Với những ai đang trị bệnh tim mạch, hiệu quả của tỏi đen sẽ được nhìn thấy sau 25 ngày. Với những ai bị tiểu đường, chỉ sau 2 tuần sử dụng chỉ số tiểu đường sẽ giảm từ 20 xuống 9. Với những người bị cao huyết áp và các bệnh liên quan đến tim mạch, ăn tỏi đen đều sau 14 ngày sẽ làm giảm tình trạng bệnh đáng kể.

Bên cạnh đó, người phục hồi sức khỏe sau bệnh không nên ăn quá 2 củ mỗi ngày, bởi có thể gây nóng trong người, khó chịu. Trẻ em dưới 6 tuổi nên sử dụng không quá 1 củ/ngày, có thể dẫn tới việc bị táo bón.

Ăn trực tiếp 2 - 3 củ tỏi đen mỗi ngày, ban nên ăn riêng, không nên ăn cùng đồ ăn hoặc các gia vị khác vì có thể tạo ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Đọc những thông tin trên chắc chắn bạn đã có câu trả lời cho vấn đề ăn tỏi đen lâu dài được không rồi chứ.

Lời người trong cuộc: Dù đây chỉ là thực phẩm chức năng, nhưng cũng không nên sử dụng thường xuyên, lâu dài. Ăn 20 ngày, nghỉ 10 ngày lại tiếp chu trình sử dụng. Chúc các bạn thành công.

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2023

RƯỢU BIA & PHẠT NỒNG ĐỘ CỒN KHI LÁI XE

 HOT: Đây là những bàn luận sôi nổi trong những ngày vui Xuân. Các bạn cùng tham khảo:

1. Vì sao có nồng độ cồn trong ngưỡng cho phép vẫn bị phạt?

Bộ Y tế cho phép trong máu có cồn dưới 0,5023 mg/ml máu, coi đó là cồn tự nhiên trong cơ thể, nhưng tài xế vẫn bị phạt. (Nguyễn Danh)

Tôi thấy quyết định 320/2014 của Bộ Y tế cho phép có nồng độ cồn trong máu không vượt quá 0,5023 mg/ml máu, tương đương dưới 50 mg/100 ml máu. Vì ngay cả khi không uống rượu, bia thì cơ thể vẫn sinh ra một lường cồn nhỏ gọi là cồn sinh học từ ăn uống hàng ngày.

Nhưng Nghị định 100/2019 về xử phạt giao thông thì lại quy định, tài xế trong hơi thở hoặc máu có cồn, dưới 50 mg/100 ml là đã bị phạt 6-8 triệu đồng. Vậy vì sao Bộ Y tế cho phép, mà Chính phủ lại không cho phép.

Tôi lấy ví dụ một trường hợp sau: một tài xế bị thổi nồng độ cồn trên mức 0, người này khẳng định không uống rượu mà sử dụng thực phẩm có lượng cồn nhỏ. Tranh cãi xảy ra. Phía CSGT yêu cầu tài xế thử máu để kiểm tra kết quả. Kết quả thử máu là 40 mg/100 ml máu, tức dưới ngưỡng 50. Vậy có bị phạt hay không?

Nhờ độc giả hiểu biết giải thích giùm. Xin cảm ơn. Chúc mọi người lái xe an toàn.

 

2. Người uống nước hoa quả, siro…vi phạm nồng độ cồn: Cục CSGT nói gì?

 Uống nước hoa quả mà vi phạm nồng độ cồn là hãn hữu

Ngày 22/2, tại Hội nghị thông tin công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đầu năm 2023 do Cục Cảnh sát Giao thông (C08, Bộ Công an) tổ chức, Thiếu tướng Lê Xuân Đức - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Giao thông cho biết, ngưỡng xử lý vi phạm nồng độ cồn hiện đã được quy định rõ trong Nghị định 100/2019 và các quy định hiện hành. Theo đó, những trường hợp uống nước hoa quả, siro... mà vi phạm nồng độ cồn là rất hãn hữu.

Để xác định người vi phạm nồng độ cồn, ngoài việc thực hiện theo nghiệp vụ, việc đo nồng độ cồn hiện nay được thực hiện bằng hai bước: đo định tính, sau đó mới đo định lượng.© Kiến Thức

Theo ông Đức, hiện nay trên máy đo nồng độ cồn có hai chế độ. Một là chế độ đo định tính, hai là đo định lượng.

 Quy trình xử lý nồng độ cồn, chúng tôi đã tham khảo kinh nghiệm quốc tế, tham mưu các cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế và các bộ ngành có liên quan và tuân thủ theo luật và những quy định hiện hành. Để xác định người vi phạm nồng độ cồn, ngoài việc thực hiện theo nghiệp vụ, việc đo nồng độ cồn hiện nay được thực hiện bằng hai bước: đo định tính, sau đó mới đo định lượng. Những người ăn hoa quả, sử dụng thuốc đau răng, uống siro… thì đã được đo bằng định tính, xác định có cồn mới đo bằng định lượng. Gần như khi không có trường hợp nào bị xử lý sai về kết quả nồng độ cồn. Cảnh sát giao thông thực hiện công khai, minh bạch, đảm bảo không xử lý sai quy định", Thiếu tướng Lê Xuân Đức nói.

Nói đề nghị tăng mức xử phạt nồng độ cồn để tăng mức răn đe, thiếu tướng Lê Xuân Đức cho biết, Cục Cảnh sát giao thông ghi nhận ý kiến này. Trong quá trình xây dựng luật, nghị định thì đơn vị sẽ tiếp thu ý kiến, báo cáo cơ quan chức năng để mức xử phạt đủ sức răn đe. “Lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo hai chuyên đề trọng tâm từ năm 2022-2023, đó là xử lý nồng độ cồn và cơi nới xe thùng, quá tải. Việc xử lý này không có vùng cấm”, ông Đức nhấn mạnh.

Báo cáo của Cục CSGT, từ ngày 15/11/2022 đến 5/2/2023, lực lượng CSGT toàn quốc đã huy động 273.587 lượt tổ công tác với 1.116.049 lượt cán bộ, chiến sĩ tổ chức tuần tra kiểm soát, đã phát hiện 660.908 trường hợp vi phạm. Phạt tiền 1.246 tỉ 708 tỷ đồng. Tước giấy phép lái xe 121.071 trường hợp, tạm giữ 9.048 ôtô, 175.781 môtô, 21 phương tiện thủy.

Về chuyên đề nồng độ cồn, đã xử lý 117.381 trường hợp, phạt tiền 543 tỷ 255 triệu đồng. So với cùng thời kỳ, xử phạt tăng 20.804 trường hợp. Xử lý 19.559 trường hợp xe tải cơi nới thành thùng, chở quá trọng tải quy định...

Cũng trong thời gian này, cả nước đã xảy ra 2.515 vụ tai nạn giao thông làm chết 1.458 người, bị thương 1.745 người, giảm 103 vụ, tăng 48 người chết, giảm 137 người bị thương so với cùng kỳ.

Người dân có quyền kiểm tra nguồn gốc máy đo nồng độ cồn?

Tại Hội nghị, trả lời câu hỏi về việc người dân có quyền yêu cầu kiểm tra máy đo nồng độ cồn, xác minh nguồn gốc và tem kiểm định để đảm bảo việc đo nồng độ cồn chính xác hay không, thiếu tướng Lê Xuân Đức cho biết, trong quy chế dân chủ bảo đảm công tác trật tự an toàn giao thông, lực lượng cảnh sát giao thông đã công khai kế hoạch trên website của cục và công an các tỉnh, thành phố.

"Phương tiện, thiết bị nghiệp vụ trang cấp cho lực lượng cảnh sát giao thông theo quy định của Bộ Công an. Do vậy người dân được giám sát, kiểm tra những gì được pháp luật quy định. Đối chiếu pháp luật cho thấy không có việc quy định kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ của dụng cụ này. Việc kiểm tra thuộc về phạm vi, chức năng của cơ quan chức năng. Trách nhiệm của người dân đã được quy định cụ thể trong quy chế dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông", thiếu tướng Lê Xuân Đức thông tin.

 

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2023

3. Lí do nồng độ cồn trong ngưỡng cho phép vẫn bị phạt

 Câu chuyện của tác giả Hà Minh • 11 giờ trước

TP - Không ít người căn cứ vào quy định của Bộ Y tế về nồng độ cồn trong máu để cho rằng khi nồng độ cồn trong ngưỡng 10.9 mmol/l sẽ không bị phạt. Tuy nhiên, đại diện Bộ Y tế thông tin, kết quả có nồng độ cồn trong máu ở mức nhỏ hơn 10.9 mmol/l không đồng nghĩa với cách hiểu "cho phép trong máu có cồn dưới 0,5023 mg/ml máu" hay "coi đó là cồn tự nhiên trong cơ thể".

Trước tình hình sử dụng rượu, bia ở Việt Nam đang ở mức cao và những ảnh hưởng bất lợi của sử dụng rượu, bia đối với sức khỏe, kinh tế - xã hội đang ngày càng gia tăng, Quốc hội đã quy định cấm “Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.

Tiền Phong Lực lượng tiến hành kiểm tra nồng độ cồn các lái xe 1© Tiền Phong

Lực lượng tiến hành kiểm tra nồng độ cồn các lái xe

Nhưng thực tế việc sử dụng các thức ăn như trái cây, sữa chua nếp cẩm hay đồ uống có nước ngọt ga... cũng có thể sinh ra cồn tự nhiên. Vậy làm thế nào để phân biệt cồn tự nhiên và cồn do sử dụng rượu bia? Liệu tài xế có bị phạt nếu phát hiện nồng độ cồn trong ngưỡng cho phép theo quy định của Bộ Y tế? Về vấn đề này, bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, quy định này để phân loại các mức, ngưỡng tương ứng với mức độ biểu hiện ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng. Hiện nay các văn bản quy phạm pháp luật không có quy định về cồn tự nhiên trong cơ thể.

Đối với việc quy định nồng độ cồn trong máu, Quyết định số 320/QĐ-BYT ngày 23/1/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế có quy định về định lượng ethanol (định lượng nồng độ cồn) trong máu tại mục 60. Theo đó, tại điểm IV “nhận định kết quả” của mục 60 có ghi: Trị số bình thường: <10.9 mmol/l; Ethanol 10.9-21.7 mmol/l: biểu hiện đỏ mặt, nôn mửa, phản xạ chậm chạp, giảm nhạy bén; 21.7 mmol/l: biểu hiện ức chế thần kinh trung ương; 86.8 mmol/l: có thể gây nguy hại cho tính mạng. Do đó, trường hợp lái xe có trị số nồng độ cồn trong máu nhỏ hơn 10.9 mmol/l là có nồng độ cồn trong máu và áp dụng theo quy định tại Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP để xem xét, giải quyết.

Theo bà Trang, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã quy định cấm “điều khiển xe ôtô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn” và đã áp dụng ổn định đối với người điều khiển xe ôtô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trong 10 năm trước khi Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia được ban hành. Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia đã kế thừa quy định này, mở rộng thêm đối với người điều khiển xe máy và các phương tiện giao thông khác.

Bà Trang cũng cho biết tại khoản 5, Điều 2, Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia quy định cấm “Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn” và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đã quy định xử phạt đối với các hành vi liên quan đến điều khiển phương tiện khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Do đó, điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở là vi phạm quy định tại Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP.

 PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội, cho biết thông thường, sau 1 giờ gan sẽ dung nạp và chuyển hóa hết 1 đơn vị cồn (tương đương 10 gr cồn nguyên chất), tương đương 220 ml bia (2/3 chai nồng độ cồn 5%), tương đương 100 ml rượu vang (nồng độ cồn 13,5%), tương đương 30 ml rượu mạnh (nồng độ cồn 40%). Thông thường để đào thải hết hoàn toàn 1 đơn vị cồn, cơ thể có thể phải mất khoảng 2 giờ nữa. Tuy nhiên, với những người có gan yếu hoặc cơ thể chuyển hóa chậm thì việc đào thải cồn có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn. 


"Quá vô lý khi ăn một hộp sữa chua nếp cẩm cũng có thể bị phạt nồng độ cồn"

 Thứ ba, 14/02/2023 - 15:16 Nữ miền Bắc

(Dân trí) - Với quy định nồng độ cồn khi lái xe là từ trên 0mg/1 lít khí thở như hiện nay ở nước ta, có khi chỉ ăn một hộp sữa chua nếp cẩm hay uống siro hoa quả cũng bị phạt tiền triệu và tước bằng lái cả năm.

Tôi hoàn toàn ủng hộ việc đã uống rượu bia là không lái xe, nhưng quy định pháp luật cần dựa trên thực tiễn. Theo tôi, việc quy định giới hạn nồng độ cồn khi lái xe như hiện nay là quá cứng nhắc, không phù hợp, dễ dẫn đến tình trạng phạt oan, gây bức xúc cho người dân.

Nhiều chốt kiểm tra vi phạm nồng độ cồn được tổ chức trong thời gian gần đây nhằm đảm bảo an toàn giao thông (Ảnh: Nguyễn Hải).

Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP áp dụng từ ngày 1/1/2020, người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50mg/100ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25mg/lít khí thở sẽ bị xử phạt hành chính và tạm giữ giấy phép lái xe (GPLX). Quy định này đồng nghĩa với việc nồng độ cồn của người điều khiển xe dù là 0,01 miligam/1 lít khí thở cũng sẽ bị phạt.

Tôi hiểu rằng như vậy là cơ quan chức năng muốn đảm bảo việc người dân tuyệt đối không lái xe sau khi đã uống rượu, bia, nhằm đảm bảo an toàn giao thông. Tuy nhiên, trên thực tế, có không ít trường hợp dù không uống rượu, bia nhưng qua kiểm tra nồng độ cồn bằng thiết bị đo hơi thở của cảnh sát giao thông (CSGT) thì chỉ số vẫn lên trên mức 0 và bị phạt. Vậy là "tình ngay lý gian"!

Vì sao lại như vậy? Tôi tìm hiểu thì được biết việc ăn uống đồ có men, như sữa chua nếp cẩm hay nước siro, hoặc các loại thực phẩm chứa nhiều đường, như nho, sầu riêng, quả vải..., cũng có thể để lại nồng độ cồn trong cơ thể, nhưng đó thực sự là mức không gây ảnh hưởng đến sự tỉnh táo và khả năng kiểm soát hành vi của một người có sức khỏe bình thường.

Khi băn khoăn về quy định xử phạt của Việt Nam với nồng độ cồn trên mức 0, tôi có tìm hiểu luật pháp một số nước thì thấy hầu hết đều có quy định giới hạn cho phép ở ngưỡng trên 0.

Ví dụ, ở Trung Quốc, quy định phạt nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện có giới hạn là từ 0,02%. Ở Na Uy, người điều khiển xe có nồng độ cồn trên 0,02mg/lít khí thở cũng sẽ bị phạt. Trong khi đó tại Nhật Bản, giới hạn là 0,15mg/lít khí thở. Ở Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan, Australia và nhiều nước khác, giới hạn là 0,05mg/lít khí thở. Ở Mỹ và Canada, giới hạn là 0,08mg/lít khí thở.

Chỉ có rất ít nước quy định đúng mức 0 như Việt Nam, đó là Bangladesh, Brazil, Hungary, Iran, hay Pakistan...

Tôi cho rằng CSGT có thể dễ dàng phân biệt được ai là người có nồng độ cồn do uống rượu bia, ai là người có nồng độ cồn do thực phẩm. Tuy nhiên, như vậy thì vẫn là dựa vào cảm tính. Tôi nghĩ đã là quy định pháp luật thì cần chính xác và hợp lý.

                  Độc giả Phúc Minh

Bài viết này thể hiện quan điểm của độc giả, không nhất thiết trùng với ý kiến của báo Dân trí.

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2023

'Hai lý do phải có vùng xanh nồng độ cồn'

 Nên sớm thiết lập "vùng xanh" đối với việc xử phạt nồng độ cồn để người dân yên tâm ra đường.

Sau nhiều bài viết về việc xử phạt nồng độ cồn, tôi khẳng định rất cần thiết có vùng xanh để đánh giá việc xử phạt vì hai lý do sau:

Thứ nhất, máy móc có nhiều loại máy móc, có sai số nhất định và không nên phụ thuộc việc đúng sai hoàn toàn vào cái máy. Hôm nay lực lượng chức năng dùng loại máy có giới hạn đo nhỏ nhất là 0,1 thì có nghĩa 0,09 là không vi phạm, nhưng mai có thể nhập loại có giới hạn đo nhỏ nhất là 0,01 thì phải dưới 0,009 mới không vi phạm. Trong khi thực tế, Bộ Y tế cho phép trong máu có cồn dưới 0,5023 mg/ml máu, coi đó là cồn tự nhiên trong cơ thể.

Thứ hai, người dân không biết được bản thân mình có thể vi phạm hay không. Những người tối hôm trước uống kha khá, tôi đảm bảo cho tới tối ngày hôm sau chắc chắn cơ thể vẫn còn nồng độ cồn. Đến ngày tiếp theo còn hay hết là "hên xui" vì phụ thuôc cơ thể và phụ thuộc vào máy móc dù cơ thể hoàn toàn bình thường. Kể cả có máy tự kiểm tra nhưng có thể vẫn bị vi phạm (theo vấn đề thứ nhất nêu ở trên).

Các bạn đừng bảo đây là lý lẽ dân "bợm nhậu" nhé, vì nói thẳng ra những người đã dám uống đến không kiểm soát được hành vi thì chả bao giờ quan tâm đến giới hạn này. Đồng thời, tôi ủng hộ phạt nặng hơn hiện tại nhưng phải có mức rõ để người dân biết có đang vi phạm hay không để có thể tự tin lái xe ra đường.

                          Độc giả 

'Cứ thở ra cồn là phạt, không nên có vùng xanh'

 Nếu người dân Việt Nam chưa thay đổi tư duy để thiết lập thói quan không uống rượu, bia khi lái xe thì chưa nên có 'vùng xanh'.

Theo dõi tranh cãi về việc có hay không việc thiết lập "vùng xanh" trong việc đo nồng độ cồn của lái xe thời gian qua tôi cũng muốn đóng góp vài ý kiến.

Theo quan sát của cá nhân tôi, ý thức giao thông của phần lớn người Việt rất tệ, nếu ngay từ đầu không có những biện pháp mạnh tay để thay đổi ý thức thì còn lâu mới chấm dứt được nạn sử dụng rượu, bia khi lái xe. Nên chăng đến khi nào tỷ lệ tai nạn liên quan đến rượu, bia giảm thì tạo "vùng xanh" đối với việc kiểm tra nồng độ cồn cũng chưa muộn.

Mặc khác, có nhiều cơ sở khoa học cho rằng cơ thể chúng ta cũng sản sinh ra cồn và Bộ y tế cho phép có một tỷ lệ cồn nhất định trong máu, nhưng cái này là trong máu, còn trong hơi thở thì sao. Chúng ta uống rượu, bia nên chắc chắn có cồn trong hơi thở, vậy khi cơ thể sản sinh ra cồn thì trong hơi thở có nồng độ cồn không hay chỉ trong máu thôi.

Tại Australia, quy định nồng độ cồn được phép lái xe là 0,05%, với những người mới lấy bằng thì nồng độ phải là 0. Mức 0,05 mg này giống như bạn đi ăn tối và uống một ly rượu vậy. Người Việt thì không có thói quen này. Chỉ có bữa bình thường hoặc "nhậu". Một khi đã nhậu thì hiếm khi có việc uống một ly và vì thế chắc chắn nồng độ cồn không bao giờ thấp. Vậy việc đưa ra mức nồng độ cồn là bao nhiêu có hợp lý?

Cá nhân tôi vẫn ủng hộ việc phạt khi có nồng độ cồn. Đơn giản xe máy vẫn là phương tiện giao thông phổ biển của Việt Nam. Khi một người lái xe hơi hoặc đi xe máy không kiểm soát hành vi do rượu bia đâm vào một người đi xe máy thì hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Nghiêm trọng hơn là tông vào một người đi xe hơi vì người đi xe máy không có bất cứ thiết bị bảo hộ nào ngoài mũ bảo hiểm. Còn người đi xe hơi ít nhất là còn được một chiếc hộp sắt bảo vệ với dây đai túi khí và các trang bị an toàn khác...

Đặc biệt, tôi cho rằng những người đang ủng hộ "vùng xanh" cho mức nồng độ cồn, không bao giờ biết được cảm giác mất người thân vì một tên "ma men" là như thế nào.

                     Độc giả An

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2023

Ăn hoa quả có bị phạt vì thổi nồng độ cồn khi tham gia giao thông?

 Người điều khiển phương tiện giao thông cần nắm rõ để hiểu các quy định trong lĩnh vực giao thông cũng như quy định của Bộ Y tế về định lượng nồng độ cồn trong máu trong tình huống bị xử phạt.

Thời gian gần đây, quy định về nồng độ cồn khi xử lý người điều khiển các phương tiện tham gia giao thông được nhiều người quan tâm.

Thực tế, nhiều người có quan niệm cho rằng việc sử dụng các thức ăn như trái cây, sữa chua nếp cẩm hay đồ uống có nước ngọt ga... cũng có thể sinh ra nồng độ cồn tự nhiên/cồn sinh học trong cơ thể.

Bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, cho biết hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật không có quy định về cồn tự nhiên trong cơ thể.

Có ý kiến cho rằng đang có sự "vênh" giữa quy định của Bộ Y tế và mức phạt quy định nồng độ cồn khi lái xe là cách hiểu không đúng. Người điều khiển phương tiện giao thông cần nắm rõ để hiểu các quy định trong lĩnh vực giao thông cũng như quy định của Bộ Y tế về định lượng nồng độ cồn trong máu trong tình huống bị xử phạt.

Cụ thể, Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định người điều khiển ôtô và các loại xe tương tự xe ô tô khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/1 lít khí thở thì bị phạt từ 6-8 triệu đồng; Vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/1 lít khí thở thì bị phạt từ 16-18 triệu đồng.

Trong khi đó, Quyết định số 320/QĐ-BYT ngày 23/1/2014 cũng có quy định về định lượng ethanol (định lượng nồng độ cồn) trong máu tại mục 60. Tại mục nhận định kết quả có ghi:

- Trị số bình thường: <10.9 mmol/l.

- Ethanol 10.9-21.7 mmol/l: Biểu hiện đỏ mặt, nôn mửa, phản xạ chậm chạp, giảm nhạy bén.

- 21.7 mmol/l: Biểu hiện ức chế thần kinh trung ương.

- 86.8 mmol/l: Có thể gây nguy hại cho tính mạng.

Phân tích quy định về định lượng ethanol, theo bà Trang: "Nội dung trên tại Quyết định số 320/QĐ-BYT là sự phân loại các mức/ngưỡng nồng độ cồn tương ứng với mức độ biểu hiện ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng theo chuyên môn y tế. Mức <10.9 mmol/l biểu thị kết quả có nồng độ cồn trong máu nhưng ở mức nhỏ hơn 10.9 mmol/l (tương đương 50 mg/100 ml máu), không đồng nghĩa với cách hiểu "cho phép trong máu có cồn dưới 0,5023 mg/ml máu" hay "coi đó là cồn tự nhiên trong cơ thể.”

Do đó, trường hợp lái xe có trị số nồng độ cồn trong máu nhỏ hơn 10.9 mmol/l là có nồng độ cồn trong máu và áp dụng theo quy định tại Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP để xem xét, giải quyết.

Theo bà Trang, Luật giao thông đường bộ năm 2008 đã quy định cấm "điều khiển xe ôtô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn" và đã áp dụng ổn định đối với người điều khiển xe ôtô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trong 10 năm trước khi Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia được ban hành.

Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia đã kế thừa quy định này, mở rộng thêm đối với người điều khiển xe máy và các phương tiện giao thông khác. Trong bối cảnh tình hình sử dụng rượu, bia ở Việt Nam đang ở mức cao, có xu hướng gia tăng nhanh và những ảnh hưởng bất lợi của sử dụng rượu, bia đối với sức khỏe, kinh tế - xã hội đang ngày càng gia tăng, đặc biệt rượu, bia là 1 trong 3 nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng tỷ lệ tai nạn giao thông ở nam giới độ tuổi 15-49 và tai nạn giao thông liên quan đến rượu, bia ước tính chiếm 36,2% ở nam giới và 0,7% ở nữ giới, Quốc hội đã quyết định quy định cấm "Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn."

Theo Bộ Y tế, tại khoản 5, Điều 2, Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia quy định cấm "Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn" và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đã quy định xử phạt đối với các hành vi liên quan đến điều khiển phương tiện khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Do đó, người điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở là vi phạm quy định tại Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP./.                               VietnamPlus - TG

 

Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2023

Các đồ ăn, uống dễ tạo ra nồng độ cồn như uống rượu bia

 Theo các chuyên gia, ngoài những đồ uống có cồn như rượu, bia thì không ít thực phẩm, món ăn, thậm chí là thuốc có thể sẽ khiến kết quả thử nồng độ cồn biểu hiện dương tính.

Đồ ăn, uống có thể tạo ra nồng độ cồn

- Thuốc, nước súc miệng: Khoảng 130 chế phẩm thuốc chữa bệnh, 14 chế phẩm vitamin, được bào chế dưới dạng dung dịch hoặc các loại nước súc miệng mà thành phần có cồn.

- Một số loại thực phẩm chứa tinh bột hoặc đường có thể xuất hiện phản ứng lên men chuyển hóa thành rượu theo cách tự nhiên. Có những món ăn được chế biến với lượng cồn nhỏ như cá hấp bia, thịt bê sốt rượu Marsala, các món thịt hầm.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, thịt hấp nấu có bia rượu sẽ giữ lại 85% lượng cồn, thịt ướp giữ 70% lượng cồn, phải đun kỹ 150 phút thì lượng cồn mới giảm xuống còn 5% so với khi sơ chế.

Giấm táo cũng là loại thực phẩm có chứa lượng cồn nhỏ.© Được VTC cung cấp

- Một số thực phẩm như các loại trái cây chín, có lượng đường cao (vải, sầu riêng, chôm chôm…), các loại kẹo cao su không đường, protein bars; các loại nước sốt cay nóng; các món ăn sử dụng bia, rượu mạnh, rượu vang trong quá trình chế biến.

- Giấm ăn cũng là thực phẩm chứa một lượng nhỏ cồn, giúp giảm bớt lượng muối, giảm bớt chất béo. Giấm đa dạng bao gồm giấm bỗng rượu, giấm trắng, giấm táo, giấm rượu vang, giấm lúa mạch nha, giấm Balsamic, giấm dừa, giấm nho, giấm bia.

- Một số loại đồ uống như thức uống năng lượng, bia hoặc rượu vang không cồn, soda lên men.

- Ngoài ra, với một số trường hợp ít gặp, những người bị trào ngược dạ dày thực quản hoặc những người mắc hội chứng tự sinh rượu - auto-brewery syndrome (còn gọi là hội chứng say xỉn không do uống rượu) cũng có thể có kết quả dương tính khi kiểm tra nồng độ cồn.

Cách xử lý khi ăn, uống các thực phẩm tạo ra nồng độ cồn

Theo các chuyên gia, hàm lượng cồn từ những loại thực phẩm, món ăn này rất thấp. Một số món ăn có sử dụng bia, rượu mạnh, rượu vang trong quá trình chế biến, dù chỉ là một lượng nhỏ, không đủ làm say nhưng lượng cồn/rượu này sẽ có thể làm kết quả kiểm tra nồng độ cồn biểu hiện dương tính. Với những trường hợp này, cồn chỉ có trong miệng chứ không có trong cơ thể. Sau khi sử dụng đồ uống, thực phẩm có cồn, hãy đợi ít nhất 15 phút trước khi lái xe.

Trao đổi với Báo Phụ nữ TP.HCM, bà Trần Thị Trang - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế - cơ quan soạn thảo Luật Phòng, chống tác hại rượu bia cho biết, thực tế thì hàm lượng cồn từ các loại thực phẩm này rất thấp, tuỳ thuộc vào lượng sử dụng, thời điểm đo độ cồn và cũng suy giảm, đào thải rất nhanh. Việc dừng xe kiểm tra độ cồn chỉ xảy ra khi bạn có dấu hiệu vi phạm như mặt đỏ gay, đi loạng choạng, phóng nhanh, vượt ẩu; khi có kế hoạch tuần tra, kiểm soát được phê duyệt hoặc khi bạn phạm một lỗi khác mà cảnh sát nghi ngờ bạn có uống rượu bia.

Bà Trang cho biết thêm, trong quá trình thông tin, giáo dục, tuyên truyền thực hiện Luật, Bộ Y tế sẽ phổ biến những vấn đề về mặt khoa học để lực lượng chức năng nắm bắt được, như với những trường hợp có nồng độ cồn trong hơi thở rất nhỏ, gần như không đáng kể thì đó không phải là đối tượng để xử phạt.                                            (VTC News)

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2023

ĐÃ RƯỢU BIA, KHÔNG LÁI XE

 Bác sĩ Trần Văn Phúc, Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội, cho biết rượu hoặc bia đóng chai trên thị trường đều ghi nồng độ cồn tính theo đơn vị phần trăm cụ thể. Song, để định lượng chính xác nồng độ cồn trong máu, bạn phải thực hiện ở các cơ sở xét nghiệm như trong bệnh viện, bằng cách lấy máu tĩnh mạch, rồi định lượng Ethanol theo phương pháp sắc ký, hoặc phương pháp đo quang phổ Enzyme phân hủy rượu Alcohol Dehydrogenase.

Đã uống rượu bia thì không nên lái xe.© Được VTC cung cấp

Theo bác sĩ Phúc tư vấn về cách tính thời gian để nồng độ cồn trở về mức âm tính và đó cũng là lúc bạn được phép lái xe sau khi uống bia như sau:

Đối với chai bia 330ml nồng độ cồn tính chung là khoảng 5%. Khi bạn uống chai bia này vào thì làm cho nồng độ cồn trong máu là tăng lên 0,032mg/lít khí thở thời gian an toàn để bạn được lái xe là khoảng 2 giờ sau khi đã uống 1 chai bia đó.

Theo các chuyên gia, khi uống rượu hoặc bia, lượng cồn trong máu phụ thuộc vào 4 yếu tố: Cân nặng người uống, tốc độ uống, thời gian uống và nồng độ cồn trong đồ uống.

Trao đổi với Zing News, bác sĩ Cao Xuân Phúc, Học viện Quân Y - Viện 103 cho biết, trong một chai rượu mạnh 40 độ, cứ 100ml rượu sẽ có 40ml cồn. Với một người cân nặng khoảng 60 kg, chỉ cần uống 21 gam cồn (tương đương 65ml rượu 40 độ, bằng một chén rượu trung bình chúng ta vẫn sử dụng).

Sau 30 phút, nồng độ cồn có thể đạt tối đa tới con số 50mg/100ml máu. Như vậy, nếu ước lượng như thông thường, chỉ cần uống một chén rượu trung bình vẫn dùng để uống chè hoặc nửa lít bia, lượng cồn trong máu có thể vượt quá mức tối thiểu 50mg/100ml máu.

Uống bao nhiêu rượu, bia thì hơi thở có nồng độ cồn là băn khoăn của rất nhiều người. (Ảnh minh họa)© Được VTC cung cấp

Việc sử dụng nồng độ cồn ở nam và nữ khác nhau, thường ở nam giới cao hơn. Cả hai người cùng uống một loại rượu, nhưng nồng độ cồn trong máu của phụ nữ tăng cao hơn nam giới, do cơ thể người phụ nữ ít nước và nhiều mô mỡ hơn nam giới. Vì vậy, để tránh xa các mức xử phạt, phụ nữ nên uống ít hơn mức khuyến cáo trên.

Các bác sĩ cũng nhấn mạnh rằng, việc tính nồng độ cồn trong máu dựa trên lượng tiêu thụ bia rượu không đưa ra con số chính xác. Nó chỉ có giá trị tham khảo để một người có thể tự điều chỉnh lượng bia rượu khi uống, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe, công việc, đặc biệt là điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống cần phải thận trọng hơn.

Chuyên gia y tế khuyến cáo, với nam giới khỏe mạnh không nên uống quá 2 đơn vị cồn/ngày, nữ giới khỏe mạnh đừng uống quá 1 đơn vị cồn/ ngày, không uống quá 5 ngày/tuần. Uống như vậy sẽ an toàn cho sức khỏe của bạn hơn nhé.

Về mặt khoa học, nồng độ cồn, dù ở mức nào cũng ít nhiều ảnh hưởng đến thần kinh, gây thiếu tỉnh táo, dẫn tới nguy cơ lái xe không an toàn.

Tôi suýt phải nộp tiền phạt oan khi sau ba ngày uống rượu mà kiểm tra nồng độ cồn vẫn lên.

Tôi đồng cảm với bài viết 'không rượu bia vẫn bị thổi nồng độ cồn', cám ơn tác giả đã chia sẻ cho mọi người kinh nghiệm quý báu. Và tôi đã từng rơi vào tình huống dở khóc dở cười như vậy.

Khi đó, công ty liên hoan, tôi có uống rượu vang cách lúc bị thổi 3 ngày. Tôi nghĩ rằng đã qua ba ngày với việc mình chỉ uống có hai ly rượu vang thì nồng độ cồn không cao. Khi bị CSGT dừng xe yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn, tôi tự tin hạ kính kéo một hơi thật dài thổi vào ống thổi, lập tức âm báo nồng độ cồn nghiệt ngã vang lên. Tôi chưa kịp định thần suy nghĩ xem có nhầm lẫn gì ở đây thì nghe bên tai có giọng tuyên bố: "Bác mới uống tối qua chắc luôn, máy này chúng tôi mới nhận về không biết sai là gì".

Sau đó, tôi bị yêu cầu lập biên bản, kèm theo vài lưu ý đại loại như: phạt 20 triệu, giam xe 10 tháng, giam bằng 10 tháng... Tôi bình tĩnh, yêu cầu lấy máy khác ra, đề nghị anh CSGT ngồi bàn thổi trước và tôi sẽ thổi sau. Sau khi có kết quả kiểm tra của người CSGT vừa thôi âm tính tôi thổi ngay và có được kết quả âm tính tương tự.

Tôi lúc đó vừa tức vừa "thừa thắng" nói lại với người CSGT lúc trước khẳng định "máy mới nhận về không thể sai" thì nhận được câu trả lời: "chắc cái máy này nó có vấn đề", rồi bảo tôi đi.

Tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm này với tất cả các lái xe, nếu ai tự tin qua ba ngày không uống rượu bia thì khả năng dương tính với cồn là rất thấp cho nên cứ bình tĩnh và yêu cầu CSGT thổi trước, nếu âm tính mình thổi sau thì sẽ tránh được mất tiền oan.

                          Độc giả Ngoc Awater

 

Thứ Năm, 16 tháng 2, 2023

NHƯ THẾ NÀO THÌ VI PHẠM NỒNG ĐỘ CỒN?

 

Chốt kiểm tra nồng độ cồn của Đội CSGT đường bộ số 7 (Hà Nội) tại ngã ba Tố Hữu- Vũ Trọng Khánh, quận Hà Đông (Hà Nội). Ảnh: Văn Huế© Lao Động

Trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, lực lượng chức năng đã siết chặt kiểm soát nồng độ cồn, hạn chế tai nạn giao thông liên quan đến rượu, bia. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập trong quá trình triển khai, khiến một số người dân thắc mắc.

Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực từ ngày 1.1.2020 quy định: cấm “Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”. Người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn còn bị xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, rất nhiều địa phương đã tích cực triển khai việc kiểm soát, đo nồng độ cồn và đóng góp tích cực vào nỗ lực giảm tình trạng tai nạn giao thông do việc uống rượu, bia.

Tuy nhiên, thực tế cũng phát sinh một số tình huống bất cập khi có những trường hợp không uống rượu, bia mà máy đo vẫn hiển thị thông số nồng độ cồn. Hoặc có trường hợp người tham gia giao thông uống rượu bia từ những ngày trước những vẫn có nồng độ cồn, cụ thể như trường hợp của anh Lê Mạnh Hà trú tại Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội. Ngày 21.1 (tức 30 Tết) anh Hà bị kiểm tra nồng độ cồn, máy đo hiển thị ở mức 0,0068 miligam/1lít khí thở - mức rất nhỏ. Theo anh Hà, trước đó 2 ngày anh có uống chút rượu, có thể do cơ thể bài tiết chậm nên khi đo khí thở vẫn còn.

Trên một số diễn đàn, nhiều ý kiến cũng cho rằng có trường hợp ngậm cồn y tế hoặc thuốc giảm đau điều trị đau răng, khi thổi vẫn lên nồng độ cồn. Những trường hợp này thường bức xúc, không phục kết quả đo nhưng cũng không biết làm thế nào chứng minh mình không uống rượu, bia.

Theo luật sư Nguyễn Ngọc Hùng - Trưởng Văn phòng Luật sư Kết Nối, khi xử lý vi phạm, lực lượng cảnh sát giao thông còn căn cứ vào các biểu hiện của người vi phạm như tình trạng tâm lý, diễn biến hành vi, lời nói, cử chỉ, sắc mặt và qua hơi thở khi nói chuyện để có căn cứ xử lý vi phạm. Nếu trường hợp chưa rõ ràng qua hơi thở có nồng độ cồn thì có thể yêu cầu cảnh sát giao thông đưa đi xét nghiệm máu tại cơ sở y tế gần nhất để có kết quả chính xác.

Theo Luật sư Hùng, người dân khi tham gia giao thông cũng không cần quá lo lắng bởi nếu thực sự sử dụng thức ăn hay thuốc có nồng độ cồn, sẽ không bị xử lý vi phạm hành chính khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Cảnh sát giao thông sẽ sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để không xử phạt oan người không sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông.

Ngoài xét nghiệm máu, nếu không sử dụng rượu, bia, người dân nên dừng xe, uống nước lọc, súc miệng, ngồi chờ một lúc kiểm tra lại. Sau đó, có thể đề nghị cán bộ cảnh sát giao thông căn cứ kết quả kiểm tra, xét nghiệm lại để làm cơ sở đánh giá mình có vi phạm nồng độ cồn hay không.

Không có ngoại lệ, cấm mọi sự can thiệp trong xử lý vi phạm nồng độ cồn

Câu chuyện của tác giả Nhóm PV • 53 phút trước 24/2/2023

Không có ngoại lệ, cấm mọi sự can thiệp trong xử lý vi phạm nồng độ cồn© Lao Động

Khi lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) xử lý nồng độ cồn, đã có không ít trường hợp không hợp tác, vừa bị yêu cầu kiểm tra thì có hành động từ chối, xin xỏ hay gọi điện thoại cầu cứu. Đại tá Nguyễn Quang Nhật - Trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục CSGT khẳng định: Việc xử lý vi phạm về nồng độ cồn không có ngoại lệ, không có can thiệp, tác động để bỏ qua hành vi vi phạm.

Đến đây, kết thúc những bài sưu tầm của tôi về 'RƯỢU BIA & PHẠT NỒNG ĐỘ CỒN". Đã là luật thì tất cả phải chấp hành. ĐÃ RƯỢU BIA ĐỪNG LÁI XE. Vì bình yên cuộc sống!


 

 

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2023

4 loại vitamin giúp phòng ngừa loãng xương

 

Để duy trì sức khỏe của xương, chỉ bổ sung canxi chắc chắn là chưa đủ mà cần phải bổ sung thêm các chất dinh dưỡng và vitamin. Dưới đây là 4 loại vitamin giúp phòng ngừa loãng xương.

Vitamin D

Vitamin D đóng vai trò điều hòa giống như hormone trong quá trình hấp thụ và sử dụng canxi. Nó không chỉ có thể thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi ở ruột, cải thiện quá trình tái hấp thu canxi ở thận mà còn thúc đẩy chức năng của nguyên bào xương và giúp lắng đọng canxi ở xương.

Hàm lượng vitamin D trong thực phẩm nói chung thấp, phơi nắng là nguồn bổ sung vitamin D tốt nhất. Tuy nhiên cần lưu ý không thể phơi nắng qua kính, nên chọn buổi chiều khi nắng tương đối dịu mát.

Vitamin A 

Vitamin A có thể duy trì sự cân bằng của nguyên bào xương, nó có thể gây ra sự hình thành xương nội sụn, ngăn chặn sự biệt hóa của tế bào xương và chuyển hóa xương bất thường.

Carotenoid trong thực phẩm có thể chuyển hóa thành vitamin A. Thực phẩm có hàm lượng phong phú hơn bao gồm rau có màu xanh đậm và rau có màu xanh vàng.

Vitamin C

Vitamin C không chỉ có thể thúc đẩy sự lắng đọng canxi mà còn thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen, một thành phần quan trọng của xương.

Thực phẩm giàu vitamin C như trái cây và rau quả. Trong đó, lê gai và chà là tươi có hàm lượng vitamin C rất cao.

Vitamin K

Vitamin K có thể giúp lắng đọng canxi trong xương. Đủ vitamin K có thể làm tăng mật độ xương của bệnh nhân loãng xương và giảm tỷ lệ gãy xương. Khi kết hợp với vitamin D, nó có thể thúc đẩy quá trình tạo xương và ức chế quá trình tái hấp thu xương tốt hơn.

Trong thực phẩm, các loại rau có màu xanh đậm rất giàu vitamin K như rau chân vịt , ngải cứu, cải xoăn…

Theo Lao động

 

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2023

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu

 Lượng mỡ dư thừa tích tụ trong gan gây ra gan nhiễm mỡ không do rượu, bệnh thường không có triệu chứng nhưng có thể dẫn đến xơ gan, suy gan.

Gan có chức năng loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể. Nếu cơ quan này không hoạt động bình thường, các vấn đề khác nhau sẽ phát sinh. Chất béo tích tụ gây ra gan nhiễm mỡ, tổn thương gan liên tục có thể dẫn đến viêm nhiễm. Nếu không điều trị, tình trạng này có thể khiến người bệnh xơ gan, suy gan và tăng nguy cơ phát triển ung thư gan.

Bệnh xảy ra khi cơ thể sản xuất dư thừa chất béo hoặc không thể xử lý chất béo đúng cách. Tình trạng này thường phát triển cùng với béo phì, huyết áp cao, tiểu đường và cholesterol cao. Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu cũng xảy ra khi có bất kỳ tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến khả năng sử dụng hoặc lưu trữ chất béo của cơ thể. Việc giảm cân nhanh, suy dinh dưỡng có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ do tác động đến quá trình sử dụng chất béo.

Một số loại thuốc như corticosteroid, estrogen, thuốc điều trị HIV, thuốc điều trị ung thư có thể khiến gan nhiễm mỡ. Hút thuốc, tiếp xúc hóa chất độc hại và yếu tố di truyền cũng làm tăng nguy cơ.

Gan nhiễm mỡ không điều trị có thể tiến triển thành xơ gan, suy gan. Ảnh: Freepik.

Bác sĩ chẩn đoán gan nhiễm mỡ không do rượu khi hơn 5-10% trọng lượng gan là mỡ. Theo Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường, bệnh tiêu hóa và bệnh thận Mỹ, bệnh thường không gây ra triệu chứng. Điều này khiến nhiều người không biết mình mắc bệnh, dẫn đến bệnh tiến triển thành viêm gan nhiễm mỡ không do rượu theo thời gian. Do đó, người có yếu tố nguy cơ cần kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Khi viêm gan nhiễm mỡ không do rượu, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như ngứa, sưng bụng, vàng da và mắt, dễ bầm tím và chảy máu, hình thành tĩnh mạch mạng nhện dưới da, đôi khi nói lắp, nhầm lẫn. Tình trạng viêm gan cũng có thể tiến triển thành xơ gan và suy gan với các biểu hiện như ngứa da, vàng da, mệt mỏi và suy nhược, buồn nôn và nôn, nước tiểu đậm, phân nhạt, sưng và đau bụng, sưng mắt cá chân, bàn và cẳng chân... Phụ nữ có thể thay đổi kinh nguyệt, còn nam giới vú to hơn bình thường, sưng bìu, mất ham muốn tình dục.

Theo Tổ chức Gan Mỹ, thay đổi lối sống là phương pháp điều trị thích hợp nhất cho gan nhiễm mỡ không do rượu. Theo đó, người bệnh cần giảm cân, có chế độ ăn uống lành mạnh gồm nhiều ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi và rau quả; chọn các loại dầu lành mạnh như ô liu, đậu nành; hạn chế ăn thịt đỏ và chất béo bão hòa; tránh thực phẩm nhiều muối, đường (nước ngọt, bánh kẹo, nước trái cây...).

Bạn có thể bổ sung men vi sinh (sữa chua, thực phẩm lên men) để tăng cường sức khỏe đường ruột, chọn protein từ thực vật để hạn chế tích tụ mỡ thừa. Người bệnh nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và tránh uống rượu để cải thiện và ngăn bệnh tiến triển xấu. Mọi người cần dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, có thể bổ sung thêm vitamin E, thảo dược, tiêm phòng viêm gan A, B để ngăn gan nhiễm mỡ tiến triển viêm gan. Người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc hay chất bổ sung nào.

              MaiCát (Theo Medical News Today)

 

Những biện pháp cải thiện gan nhiễm mỡ tại nhà

 Tập thể dục, giữ cân nặng hợp lý, ăn nhiều rau, trái cây và cá béo, ít thịt đỏ, uống cà phê… làm chậm sự tiến triển của bệnh gan nhiễm mỡ.

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) là tình trạng tích trữ mỡ thừa trong gan mà nguyên nhân không phải do rượu. Trong một số trường hợp, viêm gan nhiễm mỡ không do rượu có thể gây viêm và sẹo (xơ gan), tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến suy gan, cần ghép gan.

Một số biện pháp cải thiện bệnh gan nhiễm mỡ có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh và đẩy lùi một số tổn thương, ngay cả khi chúng không chữa khỏi theo tờ Very well Health (Mỹ).

1. Duy trì cân nặng hợp lý

Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, có nguồn gốc từ thực vật và tập thể dục thường xuyên có thể ngăn chất béo tích tụ trong gan. Bởi vì các yếu tố nguy cơ chính của căn bệnh này là béo phì và tiểu đường, cả hai đều liên quan đến cân nặng. Béo phì và bệnh tiểu đường rất phổ biến ở các nước phát triển. Một người có thể giảm bớt yếu tố nguy cơ nếu giảm bớt số cân nặng thừa, duy trì cân nặng hợp lý.

Đây là công thức:

Cân nặng hợp lý (Kg) = (Chiều cao (cm)-1,00)x0,9

2. Chế độ ăn uống lành mạnh

Vào năm 2018, các nhà nghiên cứu dinh dưỡng tại Australia đã tổng kết hơn 100 nghiên cứu về chế độ ăn uống liên quan đến bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và đưa ra 5 khuyến nghị được đồng tình nhiều nhất.

Cụ thể là chế độ ăn uống lành mạnh như chế độ ăn Địa Trung Hải có nhiều chất béo lành mạnh, cá, rau và ít thịt đỏ; hạn chế đường fructose trong thực phẩm chế biến sẵn, tránh đồ uống có đường; tăng cường tiêu thụ chất béo không bão hòa đa omega-3 và chất béo không bão hòa đơn như sử dụng dầu ô liu, ăn cá nhiều chất béo như cá hồi, cá mòi 2-3 lần một tuần, các loại hạt hàng ngày. Tăng cường ăn các thực phẩm giàu chất xơ như nhiều rau, ngũ cốc nguyên hạt, quả hạch, các loại hạt và giảm tiêu thụ thực phẩm chế biến như thức ăn nhanh, đồ ngọt, tránh uống quá nhiều rượu cũng là gợi ý cho người mắc căn bệnh này.

© Được VnExpress cung cấp Chế độ ăn Địa Trung Hải với nhiều chất béo lành mạnh từ cá béo, hạt, dầu ô liu... tốt cho sức khỏe gan. Ảnh: Freepik

3. Tập thể dục thường xuyên

Trong khuyến nghị của Hiệp hội nghiên cứu bệnh gan Mỹ, tập thể dục giúp giảm cân bền vững theo thời gian và tập thể dục giúp ích cho tình trạng gan nhiễm mỡ không do rượu, ngay cả khi không giảm cân đáng kể. Thời lượng tập thể dục vừa phải là 5 buổi mỗi tuần, trong 30 phút. Nếu bạn chưa có thói quen tập thể dục thì nên bắt đầu với thời lượng ngắn, cường độ thấp và sau đó tăng dần lên. Bạn có thể nhờ bác sĩ tư vấn mục tiêu thể chất phù hợp dựa trên tình trạng sức khỏe và sử dụng thuốc.

4. Uống cà phê

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cà phê có thể giúp chống lại hội chứng chuyển hóa, thường đi đôi với bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Điều này có thể là do tác dụng chống viêm của cà phê hoặc ức chế sự lắng đọng chất béo trong gan. Cả thí nghiệm trên động vật và con người đều cho thấy tỷ lệ mắc bệnh gan nhiễm mỡ thấp hơn ở những người uống cà phê.

5. Cung cấp đầy đủ lượng vitamin E, C

Vitamin C, E chứa chất chống oxy hóa có thể giúp tăng cường sức khỏe gan. Hiệp hội Nghiên cứu Bệnh gan Mỹ khuyến nghị lượng vitamin là 800 IU mỗi ngày cho những người không mắc bệnh tiểu đường và bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Bổ sung vitamin C cùng vitamin E giúp giảm thiểu tổn thương gan do bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.

6. Tránh thêm đường vào chế độ ăn

Thêm đường tinh luyện vào chế độ ăn uống sẽ làm tăng thêm calo mà không mang lại lợi ích dinh dưỡng. Lượng đường cao như fructose làm tăng các enzym tạo chất béo trong gan, có thể làm trầm trọng hơn tình trạng gan nhiễm mỡ không do rượu. Mặc dù đường fructose có trong trái cây tự nhiên nhưng người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu thường do uống nước ngọt có đường, các loại thực phẩm chế biến có nhiều fructose.

7. Tránh tiếp xúc với chất độc hại; dùng thuốc theo chỉ định

Tiếp xúc với các chất độc có trong hóa chất công nghiệp, một số loại thuốc và thậm chí cả thức ăn có thể làm suy yếu chức năng gan, góp phần vào sự phát triển của gan nhiễm mỡ. Ngoài việc tránh xa các chất độc hại, bạn có thể cân nhắc việc thải độc tố cho gan với chế độ ăn lành mạnh. Người bệnh nên ưu tiên chọn các loại thực phẩm nguyên chất, chưa qua chế biến như trái cây tươi, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, dầu lành mạnh, protein nạc và sữa ít béo.

Mặc dù một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến gan nhưng người bệnh không nên tự ý dừng uống thuốc được bác sĩ kê đơn mà chưa hỏi ý kiến.

                             Kim Uyên (Theo Verywell Health)