Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2024

DẦU GIÓ = NHỮNG LỢI ÍCH BẤT NGỜ

 I- Những tác dụng tuyệt vời có thể nhiều người chưa biết


Ảnh minh hoạ: Internet

TPO - Ngoài các tác dụng thông thường như bôi muỗi cắn, đau bụng, trúng gió... dầu gió còn vô vàn những lợi ích tuyệt vời cho sức khoẻ mà không phải ai cũng biết.

Hỗ trợ giấc ngủ sâu, chống mất ngủ , thư giãn toàn cơ thể

Buổi tối trước khi đi ngủ, đặc biệt vào thời điểm trời lạnh, bạn có thể bôi một vài giọt dầu gió vào lòng bàn chân. Cách này có thể nâng cao chất lượng giấc ngủ, giúp bạn ngủ ngon hơn. Với những người dễ bị mất ngủ, hiệu quả có thể cảm nhận thấy rõ ràng hơn.

Xoa dịu sự đau đớn

Khi bạn có các triệu chứng đau đớn trong cơ thể như viêm do nhiệt, đau bụng, đau phần mềm, nhức mỏi, có thể bôi một chút dầu gió vào vùng bị đau, ví dụ bôi vào rốn để làm ấm bụng, giảm đau bụng.

Khi gặp gió lạnh, trong cơ thể tích tụ hàn khí gây ra các triệu chứng đau mỏi, nhiễm lạnh, phụ nữ bị lạnh tử cung, lạnh phần phụ đều có thể bôi dầu gió để cải thiện tình hình.

Phòng tránh đột quỵ nhiệt

Vào những ngày trời nắng nóng, những người phải làm việc ngoài trời, thường xuyên cảm thấy có nguy cơ bị sốc nhiệt, đột quỵ nhiệt. Trong trường hợp này, bạn nên nhờ sự trợ giúp và bảo vệ của dầu gió.

Dầu gió có tác dụng phòng ngừa đột quỵ nhiệt rất hiệu quả. Trước khi bạn có kế hoạch đi ra ngoài trời nắng, bạn có thể bôi chút dầu gió lên phần nhân trung (điểm giao giữa mũi và môi), không chỉ có tác dụng làm bạn tỉnh táo, mà còn có thể phòng ngừa nếu chẳng may xuất hiện triệu chứng sốc nhiệt.

Dầu gió có vô vàn lợi ích cho sức khoẻ. Ảnh minh hoạ: Internet

Phòng chống muỗi

Nhiều người chỉ dùng dầu gió với mục đích bôi vào nốt muỗi đã đốt mà chưa biết cách dùng để phòng chống muỗi.

Có một cách phòng muỗi đốt bạn nên thử ngay, đó là khi tắm với nước ấm nhiệt độ khoảng 36-37 độ C, nhỏ một vài giọt dầu gió vào nước rồi tắm, không chỉ có mùi dễ chịu mà còn có tác dụng đuổi muỗi tốt.

Bên cạnh đó, nơi nào trong nhà bạn là "cửa ngõ" để muỗi bay vào phòng thì cũng nên nhỏ vài giọt dầu gió vào đó để "chắn đường", muỗi sẽ không dám bay qua vùng có mùi tinh dầu.

Ngoài ra, bạn cũng có thể nhỏ vài giọt dầu gió vào cánh quạt điện, khi bật quạt gió sẽ thổi ra mùi tinh dầu, hạn chế muỗi đốt.

Chữa đau họng

Khi bị đau họng, giọng khàn, cổ họng ngứa ngáy khó chịu, lại chưa đến mức phải đi khám bác sĩ, thì giọt dầu gió có thể giúp ích cho bạn.

Ngay khi bắt đầu cảm thấy ngứa họng rát cổ, cần bôi dầu gió và dùng bàn tay xoa nhẹ cho đến khi cổ nóng lên. Làm như vậy sau 1-2 tiếng sẽ thấy cổ dịu lại, bớt ngứa, bớt ho.

Khử mùi

Nhiều người dùng nước hoa xịt vào giày để khử mùi. Trên thực tế, dầu gió còn có tác dụng tốt hơn thế nhiều mà lại ít tốn kém.

Khi tháo giày cất vào tủ, tiện tay nhỏ 1 giọt dầu gió vào lót giày, để qua đêm là cách giúp bạn "hô biến" đôi giày hôi trở thành giày thơm mùi tinh dầu rất dễ chịu, mát mẻ.

Không những thế, giày có mùi tinh dầu gió có thể giúp bạn có một cảm giác nhẹ nhàng thoải mái khi đi chúng cả ngày.

Quảng An (tổng hợp)

II-Thận trọng khi dùng dầu gió

Dầu gió là một thành phần thông dụng trong tủ thuốc của mỗi gia đình. Tuy nhiên, dầu gió chỉ có hiệu quả khi sử dụng đúng cách nếu dùng sai cách thậm chí còn gây nguy hiểm cho người bệnh. Vậy bôi dầu gió có tác dụng gì?

1. Tác dụng của dầu gió

Dầu gió có chứa chủ yếu là các tinh dầu, thông thường là bạc hà có menthol và methyl salicylate cùng các thành phần khác như:

·         Khuynh diệp

·         Quế

·         Tràm

·         Long não

·         Hương nhu

·         Thông, camphor, cineol

Dầu gió có tác dụng làm đổ mồ hôi, giảm đau, giảm ho và sát trùng, thông mũi, sát trùng đường hô hấp được sử dụng hiệu quả cho các chứng bệnh như:

·         Cảm lạnh, cảm cúm;

·         Nhức đầu, sổ mũi;

·         Đau khớp, đau cơ bắp;

·         Đầy hơi, khó tiêu;

·         Đau dây thần kinh;

·         Côn trùng đốt.

2. Dùng dầu gió nhiều có tốt không?

Dùng dầu gió nhiều có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như:

·         Gây xung huyết da: vì metyl salicylat là chất lỏng dễ thấm qua da, giúp giảm đau, chống tê thấp, đau cơ bắp. Khi dùng nhiều metyl salicylat có thể làm rộp da, đặc biệt là rối loạn thân nhiệt khi xoa ở diện rộng, toàn thân.

·         Gây tổn thương hệ hô hấp: dầu gió còn giúp thông mũi nhưng khi dùng quá liều với đặc tính kích ứng của tinh dầu sẽ gây rách vùng màng nhầy mũi, họng, gây tổn thương cho hệ hô hấp

·         Gây ngộ độc: thành phần dầu gió chứa eucalyptol và camphor, đặc biệt là camphor- chất độc đối với trẻ em nếu quá trình sử dụng không đúng, hấp thu nhiều vào cơ thể qua phần da trầy xước hay vô tình nuốt phải với lượng nhiều (khoảng 1g) gây tổn thương hệ hô hấp, thậm chí ngưng thở.

3. Những đối tượng không nên sử dụng dầu gió

Một số đối tượng không nên sử dụng dầu gió đó là:

·         Trẻ em dưới 24 tháng tuổi.

·         Phụ nữ có thai hoặc cho con bú.

·         Tuyệt đối không dùng dầu gió cho trẻ sơ sinh, nhất là không bôi lên mũi trẻ em vì có thể gây ức chế hô hấp ở trẻ.

·         Không nên dùng ở đối tượng bị lở ngứa, ra mồ hôi hoặc sốt cao.

·         Các trường hợp bị suy nhược, vừa ốm dậy hoặc bị táo bóntăng huyết áp cần đưa đến khám ở bác sĩ thay vì dùng dầu gió.

4. Những lưu ý khi sử dụng dầu gió

Đối với trẻ em > 2 tuổi, khi dùng dầu gió phải có người lớn bên cạnh và theo dõi:

·         Trước khi bôi dầu, cần phải rửa sạch và lau khô vùng da bị đau.

·         Tiếp đó dùng đầu ngón tay trỏ lấy một lượng dầu thích hợp.

·         Sau đó, bôi dầu lên hoặc xoa bóp chỗ đau nhức, thoa lên vết côn trùng cắn đốt.

·         Trường hợp đau bụng do lạnh, khó tiêu có thể bôi dầu xung quanh rốn.

·         Trường hợp nhức đầu có thể lấy một lượng nhỏ lên ngón trỏ và bôi vào thái dương. Sau đó miết nhẹ nhàng, day tròn và ấn bằng ngón trỏ để góp phần làm thuyên giảm cơn đau nhanh chóng.

Một số lưu ý chung khi sử dụng dầu gió gồm có:

·         Chỉ dùng dầu gió ngoài da, tuyệt đối không uống vì rất dễ ngộ độc.

·         Không bôi dầu vào niêm mạc, vùng mắt hoặc bôi vào vết thương hở, vùng da trầy xước.

·         Không dùng gió quá 4 lần/ngày, cũng không nên dùng thường xuyên mà ngưng ngay khi cơn đau chấm dứt.

·         Trước khi thoa dầu cần rửa sạch, lau khô vùng da bị đau, bôi hoặc xoa bóp với lượng dầu vừa đủ và không bôi quá nhiều trên diện tích rộng.

·         Chỉ xông hơi bằng dầu gió khi cơ thể bị nhiễm lạnh.

Dầu gió là một thành phần thông dụng trong tủ thuốc của mỗi gia đình. Tuy nhiên, dầu gió chỉ có hiệu quả khi sử dụng đúng cách nếu. Vì vậy, người dùng cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi quyết định cân nhắc sử dụng.

III- Chọn dầu gió chất lượng tốt

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu dầu gió, đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng và thành phần. Trong đó, dầu hoa trà Camellia Hong Kong Zung Seon là sản phẩm được yêu thích với mùi hương dễ chịu từ thành phần các tinh dầu như: Khuynh diệp, bạc hà, long não, dầu lộc đề… Sản phẩm thích hợp dùng trong các trường hợp như: Cảm cúm, nghẹt mũi, say tàu xe, chóng mặt, côn trùng cắn… Đặc biệt, khi bước vào môi trường không được trong lành, chỉ cần thoa và ngửi một ít hương dầu hoa trà Camellia bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy dễ chịu và thoải mái trở lại.

Một số ưu điểm nổi bật của dầu hoa trà Camellia:

·         Độ nóng nhẹ nhàng và thẩm thấu sâu không gây khô rát và nóng ở vùng da sử dụng.

·         Giảm các triệu chứng bệnh, thích hợp dùng khi cảm cúm, nghẹt mũi, chóng mặt, nhức đầu,...

·         Giảm sưng tấy, viêm nhiễm vết thương do côn trùng cắn, muỗi đốt,...

·         Dùng khi say sóng tàu xe.

·         Hương hoa thơm dịu nhẹ, mang lại cảm giác dễ chịu khi dùng.

·         Dung tích thích hợp, tiện lợi dùng cho gia đình.

Dầu hoa trà Camellia Hong Kong Zung Seon có nhiều tác dụng với sức khỏe

 IV – Những điều cần biết nếu không muốn bị NGỘ ĐỘC!

Dầu gió có thành phần chủ yếu là các tinh dầu, thường là tinh dầu bạc hà và các thành phần phụ tùy thuộc công thức riêng của nhà sản xuất. Nhiều công thức làm dầu gió được xem là bí mật thương mại cũng như là công thức gia truyền nhiều đời. Khảo sát nhiều loại dầu gió tại Việt Nam, hai thành phần thường bắt gặp nhất là menthol và methyl salicylate, hai chất này có trong tinh dầu bạc hà. Ngoài ra còn có khuynh diệp, quế, tràm, long não, hương nhu, thông, camphor, cineol.

Công dụng:

Theo y học, dầu gió có tác dụng giúp hạ sốt, ra mồ hôi, giảm đau, giảm ho, sát trùng. dùng chữa những chứng bệnh thông thường rất hiệu quả như cảm lạnh, cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, đau khớp, đau cơ bắp, đầy hơi, khó tiêu, đau dây thần kinh, côn trùng đốt…

Thận trọng khi sử dụng:

Theo các chuyên gia, dù là sản phẩm không kê đơn nhưng dầu vẫn là thuốc. sử dụng dầu gió tùy tiện có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí gây tử vong.

Dung dịch methyl salicylate có trong dầu gió được xếp vào nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid. Nhà sản xuất thường kết hợp methyl salicylat với các loại tinh dầu nhằm giúp vùng da được xoa dầu nóng lên nhanh, làm giãn nở các mạch máu ngoại biên, tăng tuần hoàn máu, giúp thuốc thẩm thấu vào mô dễ dàng, làm giảm nhanh cơn đau và cứng cơ. Tuy nhiên, dầu gió chỉ được dùng ngoài da, không được uống và bôi lên vết thương hở. Bởi tác dụng phụ của methyl salicylat là gây xung huyết da. Nếu bạn hít dầu thường xuyên có thể gây rách màng nhầy ở mũi, họng, gây tổn thương hệ hô hấp.

Các loại tinh dầu có thể làm ức chế các trung khu tim mạch và hô hấp ở trẻ nhỏ. Thành phần menthol có thể gây hại, thậm chí có trường hợp trẻ nhỏ tử vong khi chỉ nhỏ 1 giọt dầu có hàm lượng menthol 1%. Ngoài ra, trong dầu gió có chứa eukalyptol và đặc biệt camphor - chất độc đối với trẻ em, nếu dùng không đúng khiến trẻ hấp thu nhiều vào cơ thể qua phần da trầy xước, hay nuốt phải chỉ 1g cũng đủ gây tổn thương hệ hô hấp, thậm chí ngưng thở.

Ai không nên dùng?

- Trẻ dưới 24 tháng tuổi, phụ nữ có thai, đang cho con bú.

- Tuyệt đối không được dùng dầu gió cho trẻ sơ sinh, nhất là không bôi lên mũi trẻ.

- Người bị lở ngứa, ra mồ hôi, sốt cao.

- Người suy nhược, vừa ốm dậy hay bị táo bón, tăng huyết áp.

Biểu hiện khi ngộ độc:

Sau khi xoa dầu gió trong vòng 5 - 90 phút, nếu nhận thấy các triệu chứng như bỏng miệng, buồn nôn, nôn mửa, thậm chí sau đó co giật, khó thở, hôn mê … thì đó là tình trạng ngộ độc dầu gió. Triệu chứng nặng hay nhẹ tùy vào lượng dầu nhiều hay ít.

Sau khi sử dụng hoặc phát hiện bé uống phải, có dấu hiệu bất thường, nghi ngờ ngộ độc, người nhà cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt.. Nếu không được điều trị ngộ độc kịp thời, có thể dẫn đến tử vong.

 V- Dùng sao cho đúng?

 Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên, khi dùng nhất thiết phải có sự theo dõi của người lớn.

-    Trước khi bôi dầu, cần rửa sạch và lau khô tay cũng như vùng da bị đau.

-    Dùng đầu ngón tay trỏ lấy một lượng thích hợp

-    Bôi lên hoặc xoa bóp chỗ đau nhức hay vết côn trùng cắn đốt.

Nếu đau bụng do lạnh, khó tiêu: Bôi vào vùng quanh rốn.

Nếu nhức đầu: Bôi vào thái dương.

Sau đó miết nhẹ nhàng, day tròn, ấn bằng ngón tay trỏ.

Lưu ý:

-    Dầu gió chỉ có thể dùng ngoài da, tuyệt đối không được uống.

-    Khi dùng dầu gió chỉ bôi ở điểm đau, vùng đau, vùng cạo gió.

-    Tuyệt đối không bôi dầu vào niêm mạc, vùng mắt, vết thương hở, vùng da trầy xước.

 -    Không dùng nhiều hơn 3 - 4 lần trong ngày, và nên ngừng ngay khi cơn đau, sự mệt mỏi đã chấm dứt.

-    Người hay bị dị ứng, người có bệnh mạn tính muốn dùng cần có sự tư vấn của các bác sĩ.

Tùy người, tuỳ cơ địa, chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt mà có tác dụng khác nhau, nhưng tác dụng của dầu gió sẽ rất hiệu quả nếu dùng đúng cách.

VI- MẸO: Bôi một chút dầu gió vào lòng bàn chân trước khi ngủ sẽ mang lại những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe, giúp bạn phòng chống nhiều căn bệnh khác nhau.

Dầu gió được sử dụng khá phổ biến trong đời sống hằng ngày. Nhiều người hay dùng dầu gió để bôi chống muỗi đốt, hoặc làm dịu vết sưng đau, hoặc phòng chống say tàu xe. Nhưng ít người biết rằng, dầu gió còn có nhiều tác dụng hơn thế.

 Bôi dầu gió vào lòng bàn chân có tác dụng gì?

Buổi tối trước khi đi ngủ, đặc biệt vào thời điểm trời lạnh, bạn có thể bôi một vài giọt dầu gió vào lòng bàn chân. Cách này có thể nâng cao chất lượng giấc ngủ, giúp bạn ngủ ngon hơn. Với những người dễ bị mất ngủ, hiệu quả có thể cảm nhận thấy rõ ràng hơn.

Thông thường, để nâng cao tác dụng, sau khi bôi dầu gió vào lòng bàn chân, bạn nên tiện thể mát xa, xoa bóp lòng bàn chân, nơi có huyệt Dũng tuyền – một trong những huyệt vị quan trọng nhất trên cơ thể. Khi xoa bóp bàn chân với dầu gió, sẽ làm cho cơ thể bàn được bổ sung khí, giúp tạo cảm giác buồn ngủ, chất lượng giấc ngủ sẽ được tăng lên.

Mỗi ngày nhỏ 2 giọt dầu gió trên rốn, chữa đau bụng kinh

Đối với những phụ nữ đau bụng kinh kéo dài, dầu gió nhỏ lên rốn giúp làm giảm nhiệt, mát máu, đồng thời có tác dụng lưu thông máu, có thể giải quyết triệu chứng đau bụng kinh.

Xoa dịu sự đau đớn

Khi bạn có các triệu chứng đau đớn trong cơ thể như viêm do nhiệt, đau bụng, đau phần mềm, nhức mỏi, có thể bôi một chút dầu gió vào vùng bị đau, ví dụ bôi vào rốn để làm ấm bụng, giảm đau bụng.

Khi gặp gió lạnh, trong cơ thể tích tụ hàn khí gây ra các triệu chứng đau mỏi, nhiễm lạnh, phụ nữ bị lạnh tử cung, lạnh phần phụ đều có thể bôi dầu gió để cải thiện tình hình.

Phòng tránh đột quỵ nhiệt

Vào những ngày trời nắng nóng, những người phải làm việc ngoài trời, thường xuyên cảm thấy có nguy cơ bị sốc nhiệt, đột quỵ nhiệt. Trong trường hợp này, bạn nên nhờ sự trợ giúp và bảo vệ của dầu gió.

Dầu gió có tác dụng phòng ngừa đột quỵ nhiệt rất hiệu quả. Trước khi bạn có kế hoạch đi ra ngoài trời nắng, bạn có thể bôi chút dầu gió lên phần nhân trung (điểm giao giữa mũi và môi), không chỉ có tác dụng làm bạn tỉnh táo, mà còn có thể phòng ngừa nếu chẳng may xuất hiện triệu chứng sốc nhiệt.

Phòng ngừa các bệnh răng miệng

Dầu gió có một tác dụng vô cùng đặc biệt trong việc phòng ngừa các bệnh về răng miệng, các bệnh trong khoang miệng, viêm loét trong miệng.

Có không ít người đang có các vấn đề về răng miệng, mặc dù không phải là những căn bệnh gây nguy hiểm nhưng sẽ ít nhiều gây ra sự khó chịu cho bạn trong lối sống thường nhật, ví dụ như ăn uống bất tiện. Trong trường hợp này, bạn nên vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ và thường xuyên, sau đó nhỏ một chút dầu gió vào chỗ đau, hiệu quả giảm đau sẽ được cải thiện rõ rệt.

Dầu gió làm giảm vết chai cứng ở tay, chân

Muốn vết chai cứng ở chân giảm đi, dùng một miếng vải nhúng một chút dầu gió đắp lên, và cố định bằng miếng vải bông. Mỗi ngày đắp một lần, liên tục trong vòng 15 ngày, phần chai cứng có thể bắt đầu tự suy giảm.

Dầu gió giúp đánh bay côn trùng

Hãy nhỏ vài giọt dầu gió lên cánh quạt, theo hơi gió, mùi dầu nhẹ bay khắp phòng xua tan lũ muỗi đáng ghét, lại không ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nhỏ dầu gió vào những khu vực mà muỗi thường xuyên “lui tới” để “đá bay ngôi nhà” của chúng. Bởi lẽ tinh dầu bạc hà có trong dầu gió chính là một trong những mùi mà muỗi ghét nhất.

Lưu ý: Dầu gió có mùi vị khá mạnh nên bạn nên sử dụng cẩn thận với số lượng ít, đúng cách, đúng vị trí cần bôi.

Nhỏ vài giọt dầu gió vào bát nước để trong phòng sẽ thấy những tác dụng không ngờ

Ít ai biết tác dụng của dầu gió và nước mang lại hiệu quả thế nào, hãy thử làm để thấy được những điều kỳ diệu nhé.

Dầu gió là thứ mà hầu hết các gia đình đều có, công dụng của dầu gió thường được dùng để bôi khi côn trùng cắn, hoặc nếu bạn bị say tàu xe cũng có thể ngửi một chút là giảm ngay. Ngoài những công dụng thông thường của dầu gió, trên thực tế, chúng ta cũng có thể sử dụng nó trong cuộc sống hàng ngày, điều này cũng khá thiết thực.

 
Thời tiết mùa hè nắng nóng, cũng là mùa muỗi hoạt động mạnh, ngoài việc sử dụng một số sản phẩm diệt muỗi, đuổi muỗi, chúng ta còn có thể sử dụng dầu gió để xua đuổi một số loại muỗi. 

Chúng ta có thể đặt một lọ dầu gió trên bậu cửa sổ của phòng ngủ, mở nắp và để mùi dầu thơm từ từ tỏa ra. Tinh chất dầu gió có chứa bạc hà và tinh dầu, tỏa ra mùi hắc, mùi này có tác dụng đuổi muỗi, không cho muỗi vào phòng.

Nêu diện tích nhà tương đối rộng, khi đó có thể đổ một lượng tinh dầu gió thích hợp vào bình nước, thêm một chút nước vào trộn đều. Tinh dầu gió pha với nước mang lại một số những công dụng rất tuyệt vời, cũng tương đối dễ dàng sử dụng.

Đuổi muỗi

Công dụng đầu tiên, tinh dầu có thể đóng vai trò đuổi muỗi, sau khi có được hỗn hợp tinh dầu, chúng ta có thể thường xuyên xịt vào trong phòng, đặc biệt là các góc nhà, gầm giường, hoặc một số nơi muỗi thích ẩn nấp, giúp xua đuổi muỗi trong phòng ngủ và chống muỗi đốt.

Làm sạch tường bị vẽ bẩn

Chức năng thứ hai là nếu ở nhà trẻ em vẽ bậy lên tường, bàn, cửa tủ thì sẽ rất khó lau chùi bằng nước bình thường. Lúc này chúng ta cũng có thể xịt một dung dịch tinh dầu này lên những chỗ có chữ viết rồi lau sạch nó bằng một miếng vải khô, bạn có thể dễ dàng làm sạch vết bẩn này.

Khử mùi hôi chân

Chức năng thứ ba là vào mùa hè, thời tiết nóng bức, đi giày lâu, chân dễ bị ra mồ hôi, dẫn đến trong giày có một số mùi hôi khó chịu. Chúng ta có thể xịt dung dịch này vào trong giày, dầu gió có chứa cồn, dễ bay hơi và nó cũng có thể khử một số mùi đặc biệt bên trong giày khi tỏa ra. Hơn nữa mùi của tinh chất dầu gió tương đối mát và thơm, còn có thể át đi một số mùi đặc trưng bên trong giày.

Loại bỏ mùi thuốc lá

Chức năng thứ tư là những người bạn quen hút thuốc thường hút thuốc trong phòng tắm ở nhà, sau khi hút thuốc, phòng tắm nồng nặc mùi khói rất hôi. Lúc này chúng ta có thể xịt dung dịch tinh dầu vào phòng tắm để cải thiện mùi hôi bên trong. Hương thơm của tinh dầu không những có thể át đi mùi khói thuốc trong phòng mà còn giúp không khí trong phòng tắm trong lành hơn rất nhiều.

Vào mùa hè hiện nay, chúng ta cũng có thể xịt dung dịch tinh chất dầu gió vào thùng rác để đuổi muỗi và khử sạch mùi đặc trưng trong thùng rác, hãy thử áp dụng nhé!

 PV (T/h) & các báo Sức khỏe Đời sống - PhuNutuday...