Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2024

Lợi ích của lá tía tô trong việc đào thải axit uric

 

Lá tía tô có tính ấm giúp hỗ trợ đào thải nồng độ axit uric trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh gout. Đồ hoạ: Phương Anh© Lao Động

Đối với người mắc bệnh gout, việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, ức chế axit uric dư thừa là rất quan trọng. Dưới đây là tác dụng của lá tía tô tới người có chỉ số axit uric cao.

Điều quan trọng khi điều trị bệnh gout là đảm bảo nồng độ axit uric có trong máu ở mức thấp và lá tía tô sẽ là một gợi ý.

Theo Đông y, lá tía tô có tính ấm giúp hỗ trợ đào thải hàm lượng axit uric trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh gout. Dịch chiết từ loại lá này có công dụng kích thích bài tiết ở tuyến mồ hôi và lợi tiểu. Điều này thúc đẩy quá trình loại bỏ axit uric tồn dư trong máu ra ngoài một cách dễ dàng và nhanh hơn. Ngoài ra, sử dụng lá tía tô cũng giúp giảm cơn đau nhức do bệnh gout gây nên.

Có nhiều cách sử dụng lá tía tô để axit uric trong máu hoặc hỗ trợ điều trị những cơn đau do bệnh gout gây ra như đun nước uống hoặc pha trà, thêm lá tía tô vào chế độ ăn hàng ngày, đắp lá...

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, lá tía tô có tác dụng tiêu hàn, tiêu đờm, ra mồ hôi, hạ sốt và làm giảm dị ứng do cua, hải sản gây ra. Đồng thời loại lá này còn có thể dùng như một bài thuốc tự nhiên chữa bệnh sốt mùa hè hoặc sốt rét, viêm mũi dị ứng.

Một nghiên cứu được công bố trên thư viện Y khoa National Library of Medicine (Hoa Kì) cho thấy, tía tô còn có thể chống trầm cảm và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư lưỡi. Đối với những người dễ bị loét miệng, ăn tía tô có thể làm giảm nguy cơ tái phát vết loét miệng.

Ngoài ra, thêm tía tô vào chế độ ăn sẽ giúp duy trì các mạch máu khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Chất chống oxy hóa trong tía tô giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa cholesterol trong thực phẩm, tránh sự xâm nhập của chúng vào động mạch.

Phương Anh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét