Thứ Ba, 23 tháng 4, 2024

DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI AXIT URIC

 I- 4 chất dinh dưỡng cần thiết cho người có axit uric cao

HẠ MÂY (THEO ABOLUOWANG)

Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy 20% axit uric trong cơ thể đến từ thực phẩm, 80% là do rối loạn chuyển hóa. Vì vậy, phương pháp điều trị cơ bản cho bệnh tăng axit uric máu là kiểm soát chế độ ăn uống và bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Người có axit uric cao nên bổ sung protein, chất xơ, vitamin C... cho cơ thể. Đồ hoạ: Hạ Mây

Protein

Protein có thể giúp bài tiết axit uric, kiểm soát các yếu tố phản ứng viêm, giảm đau và giúp kiểm soát cân nặng. So với gạo thì bột mì trắng có hàm lượng protein cao hơn và phù hợp hơn đối với axit uric cao.

Ngoài ra, các sản phẩm từ sữa có chứa các protein, có lợi cho việc chống viêm và hạ axit uric. Đối với bệnh nhân tăng axit uric máu, các sản phẩm từ sữa ít béo hoặc sữa không đường là một lựa chọn tốt.

Kali

Kali có thể thúc đẩy quá trình bài tiết axit uric và giúp giảm nồng độ axit uric trong máu. Các loại rau như dưa chuột, cà chua, rau diếp và các loại rau khác không chỉ ít calo, giàu nước, có tác dụng lợi tiểu, mà còn giàu kali, magie, canxi và các nguyên tố vi lượng khác rất có tác dụng làm giảm axit uric trong máu. Do đó người bệnh tăng axit uric máu có thể ăn những loại rau này với lượng vừa đủ.

Ngoài ra, các loại rau củ giàu tinh bột như khoai tây, khoai môn, khoai mỡ, củ sen và hạt dẻ cũng rất giàu kali, bệnh nhân tăng axit uric máu có thể dùng các loại thực phẩm này để kiểm soát axit uric trong máu.

Vitamin C

Hấp thụ vitamin C vừa phải có thể giúp tăng đào thải urat và giảm nồng độ axit uric trong máu. Người bệnh tăng axit uric máu nên tăng cường ăn các loại trái cây như táo, cam, chanh, kiwi, thanh long... một cách thích hợp.

Các loại rau củ giàu vitamin C như ớt xanh, cà chua, bắp cải, súp lơ, cải xoăn và các loại rau khác có thể giúp giảm axit uric trong máu, ngăn ngừa bệnh gút.

Chất xơ

Chất xơ có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn, tăng cảm giác no, giúp giảm cân, ổn định lượng đường trong máu. Đồng thời, ngăn ngừa các hội chứng chuyển hóa như tiểu đường, tăng huyết áp, tăng lipid máu và béo phì, tránh axit uric cao.

Bệnh nhân tăng axit uric máu nên tăng cường ăn các loại rau lá xanh giàu chất xơ như bắp cải, rau diếp...các loại trái cây như táo, lê, lựu... ngũ cốc như kiều mạch, yến mạch và ngô, giúp ổn định axit uric trong máu và ngăn ngừa rối loạn chuyển hóa.

II- Người có axit uric cao nên tránh 5 loại thực phẩm này

THÙY DUNG ( DỊCH NDTV )

Chỉ số axit uric sẽ tăng cao và có thể gây ra nhiều biểu hiện tiêu cực nếu bạn thường xuyên ăn 5 loại thực phẩm này.

Rượu bia làm axit uric tăng cao. Đồ họa: Thùy Dung

Rượu bia làm axit uric tăng cao

Bất kỳ loại rượu, bia nào đều không có lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt, với những người có chỉ số axit uric cao, việc uống rượu bia thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm của các khớp, làm tăng nguy cơ trầm trọng của bệnh gout.

Chính vì vậy, những người đã mắc gout hoặc những đối tượng có nguy cơ với biểu hiện axit uric tăng cao hạn chế rượu bia ở mức tối đa.

Ăn đậu nành làm tăng axit uric

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Frontiers in Nutrition, đậu nành hay protein đậu nành làm tăng nhanh nồng độ axit uric trong máu. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng đậu phụ không có tác dụng đáng kể đến nồng độ axit uric.

Chỉ số axit uric sẽ được cải thiện nếu bạn loại bỏ 5 loại thực phẩm này khỏi chế độ ăn. Đồ họa: Thùy Dung

Người có axit uric cao không nên ăn nội tạng

Các thực phẩm có nguồn gốc từ nội tạng động vật thường chứa nhiều purin, trong đó, một số loại nội tạng có hàm lượng purin đặc biệt cao như gan, thận... Do đó, người bệnh không nên sử dụng nội tạng trong thực đơn ăn uống hàng ngày để tránh nồng độ axit uric tăng cao, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, hạn chế nguy cơ mắc bệnh gout.

Hải sản không tốt cho người có axit uric cao

Tương tự như thịt đỏ, hải sản có chứa hàm lượng purin cao, có khả năng chuyển hóa thành axit uric và khiến chỉ số này càng tăng cao hơn trong cơ thể. Một số loại hải sản cần hạn chế như tôm, tôm hùm, trai, cá cơm, cá mòi, cá hồi, cá ngừ.... Tuy nhiên, khi lượng axit uric được kiểm soát, bạn vẫn có thể bổ sung một lượng vừa đủ loại thực phẩm này vào thực đơn ăn uống.

Axit uric cao không nên uống nước ngọt

Một nghiên cứu trên Tạp chí Y khoa Anh (BMJ) chỉ ra rằng, các loại nước ép trái cây, nước ngọt có gas đều có chứa hàm lượng đường fructose rất cao. Từ đó, kích thích cơ thể sản sinh axit uric và kéo theo nguy cơ dễ mắc bệnh gout.

 

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2024

GIẢM AXIT URIC

 Bí quyết ăn để giảm axit uric, tránh bệnh gút

NGỌC THIỆN

Một số thực phẩm có thể gây bùng phát bệnh gút, bằng cách tăng nồng độ axit uric trong cơ thể. Vì thế chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh này.

            Thịt đỏ có thể làm tăng nồng độ axit uric. Ảnh: Eatthis

Bệnh gút là một loại viêm khớp, ảnh hưởng đến khoảng 9,2 triệu người chỉ riêng ở Hoa Kỳ. Những người bị bệnh gút phải trải qua những cơn đau, sưng và viêm khớp nghiêm trọng.

Bệnh gút có thể được kiểm soát bằng thuốc, chế độ ăn uống thay đổi lối sống.

Một số thực phẩm có thể gây bùng phát bệnh gút, bằng cách tăng nồng độ axit uric trong cơ thể. Nhiều loại thực phẩm kích thích có hàm lượng purin cao - một chất được tìm thấy tự nhiên trong thực phẩm. Khi tiêu hóa purin, cơ thể sẽ đào thải axit uric.

Khác với người bình thường, người mắc bệnh gút không thể loại bỏ axit uric dư thừa một cách hiệu quả. Vì vậy, chế độ ăn nhiều thực phẩm làm tăng nồng độ axit uric có thể khiến axit uric tích tụ.

Thực phẩm có lượng purin cao bao gồm nội tạng, thịt đỏ, một số loại hải sản, rượu bia.

Một số loại rau, đậu cũng chứa purin. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy thực phẩm thực vật có hàm lượng purin cao không gây ra các cơn gút. Ăn nhiều rau, các loại đậu rất tốt cho sức khỏe và có thể giúp giảm axit uric.

Fructose và đồ uống có đường cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút dù chúng không giàu purin. Thay vào đó, chúng có thể làm tăng nồng độ axit uric bằng cách đẩy nhanh một số quá trình tế bào.

Các sản phẩm từ sữa ít béo, đậu nành và chất bổ sung vitamin C có khả năng ngăn ngừa các cơn đau bệnh gút bằng cách giảm mức axit uric. Nếu muốn bổ sung vitamin C, cần trao đổi với bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Nhiều người mắc bệnh gút có thể cân nhắc ăn uống cân bằng giữa ít chất béo bão hòa và đường bổ sung, rau và trái cây. Có một số loại thực phẩm mà mọi người thường liên tưởng đến bệnh gút. Hầu hết trong số này thuộc một số loại chính: Thực phẩm động vật có hàm lượng purin cao, rượu và thực phẩm có nhiều đường bổ sung.

Những thực phẩm có thể hạn chế (bao gồm cả rượu bia):

Nội tạng: Gan, não

Thịt thú săn: Ví dụ bao gồm thịt lợn rừng và thịt nai

Thịt đỏ: Thịt bò, thịt lợn và thịt cừu

Một số loại hải sản: động vật có vỏ, cá có dầu và cá đóng hộp

Đồ uống có đường: Nước ép trái cây và soda có đường

Đồ ăn nhẹ có đường: Bánh ngọt, bánh quy, kẹo và các mặt hàng tương tự

Chiết xuất nấm men: đồ đông lạnh, súp đóng hộp, viên nước dùng và các thực phẩm khác.

Ngoài ra, các bác sĩ có thể đề xuất chế độ ăn uống hỗ trợ sức khỏe tim mạch và trao đổi chất của cơ thể để quản lý bệnh gút. Có thể chọn ngũ cốc nguyên hạt thay vì ăn bánh mì trắng và các món từ bột mì trắng.

Cũng có thể giảm lượng chất béo bão hòa có trong thực phẩm như bơ, pho mát chất béo, mỡ và dầu cọ. Thay vào đó, nấu ăn với chất béo không bão hòa như dầu ô liu và các loại dầu thực vật dạng lỏng khác.

 

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2024

NGƯỜI BỊ GOUT NÊN ĂN CHUỐI

 Người bệnh gút có được ăn chuối không?

Huyền Mai (Theo medicalnewstoday.com)

Đồ hoạ: Huyền Mai.© Lao Động

Đối với người bệnh gút, chuối nằm trong những loại thực phẩm an toàn vì có hàm lượng purin thấp. Trong chuối cũng có chứa vitamin C - một chất chống oxy hóa có thể làm giảm nồng độ axit uric trong máu.

Một số nghiên cứu cho thấy vitamin C có trong chuối và các loại thực phẩm khác có thể giúp cơ thể phân hủy axit uric, đặc biệt đối với bệnh nhân gút. Tuy nhiên, chuối cũng chứa fructose - một loại đường tự nhiên có trong trái cây. Một nghiên cứu năm 2019 đã ghi nhận một số bằng chứng cho thấy lượng fructose cao có thể làm tăng axit uric. Dù vậy, trường hợp này chỉ áp dụng cho thực phẩm và đồ uống có nhiều fructose, ví dụ như nước ép trái cây.

Người bị gút có được ăn chuối không?

Người bị gút hoàn toàn có thể ăn chuối. Tuy nhiên, điều này cũng phụ thuộc vào tình trạng bệnh của từng cá nhân, người bệnh cần phải xem xét thêm các yếu tố như:

Khẩu phần ăn trước đó.

Mức độ axit uric hiện tại.

Những pháp đồ y tế hiện tại đang điều trị

Chuối có hàm lượng purin thấp nhưng không phải không có purin trong chuối. Nếu bệnh nhân có nồng độ axit uric cao thì ăn chuối có thể làm tăng tình trạng này.

Một yếu tố khác cần được xem xét trong chuối là fructose. Mặc dù có nhiều nghiên cứu với những kết quả khác nhau, các nhà nghiên cứu đều chỉ ra rằng tiêu thụ trái cây nguyên chất ở mức vừa phải sẽ tốt hơn việc uống nước ép, đặc biệt đối với bệnh nhân mắc bệnh gút.

Ăn chuối có tốt cho bệnh gút không?

Hiện chưa có nghiên cứu cụ thể nào về tác động tích cực của chuối đến bệnh nhân gút. Tuy nhiên, không phủ nhận rằng ăn chuối có những lợi ích nhất định cho căn bệnh này.

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, một quả chuối chứa khoảng 16% vitamin C được khuyến nghị hằng ngày. Trước đó, một nghiên cứu năm 2019 đã chỉ ra rằng hàm lượng vitamin C cao có thể làm tăng quá trình chuyển hóa axit uric, phá vỡ và làm giảm nồng độ tổng thể của nó.

Ngoài ra, chuối cũng chứa nhiều kali - một chất quan trọng trong việc tăng cường duy trì chức năng thận. Bệnh gút có thể dẫn tới làm suy giảm chức năng thận. Vì vậy, việc bổ sung các loại thực phẩm như chuối có thể hỗ trợ tốt cho bệnh nhân gút.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chưa có một nghiên cứu nhất định nào khẳng định lợi ích của vitamin C, kali hoặc chuối và bất kỳ loại thực phẩm nào khác trong việc điều trị bệnh gút. Bệnh nhân gút cần sự thăm khám, điều trị y tế bên cạnh một chế độ ăn hợp lý.

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2024

Nồng độ axit uric bình thường vẫn có thể bị gout

 Tăng axit uric là một nguyên nhân gây nên tình trạng gout. Tuy nhiên đối với người có nồng độ axit uric bình thường cũng không loại trừ đang bị gout.

Triệu chứng của bệnh gout cấp là sưng đau, nóng đỏ thường ở bàn chân hoặc ngón chân cái - Ảnh: Awakening State© Được Tuổi trẻ cung cấp

Tỉ lệ người dân mắc bệnh gout tăng nhanh ở các nước phát triển. Tại Việt Nam, số lượng người dân mắc bệnh này cũng ngày càng tăng.

Nồng độ axit uric không phải "tiêu chuẩn vàng"

Bác sĩ CKI Hoàng Văn Triều - khoa chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) - cho hay bệnh gout (dân gian còn gọi là thống phong) là một dạng viêm khớp phổ biến và phức tạp.

Đặc trưng của bệnh là các cơn đau, sưng, đỏ và đau đột ngột, dữ dội ở một hoặc nhiều khớp, thường gặp nhất là ở ngón chân cái. Tình trạng viêm, tấy đỏ, hoặc đau âm ỉ kéo dài sau một cơn gout cấp sẽ khiến người bệnh hạn chế vận động, thậm chí không đi được.

Bệnh gout thường đi cùng với các bệnh rối loạn chuyển hóa khác như đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid...

Tăng axit uric là một nguyên nhân gây nên tình trạng gout (tăng trên 420 µmol/l ở nam và trên 360 µmol/l ở nữ). Tuy nhiên, người có nồng độ axit uric bình thường vẫn có thể bị gout. Những người bệnh có nồng độ axit uric cao, nhưng không có triệu chứng của bệnh thì chưa kết luận chính xác là bị gout.

  • Làm gì để giảm bệnh gout?

Do đó, nồng độ axit uric không phải là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán người bệnh có bị gout hay không, mà phải kết hợp nhiều yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng. Người bệnh cần lưu ý, không phải xét nghiệm axit uric tăng cao là đã bị gout.

Một yếu tố rất đáng lưu ý với bệnh nhân gout là việc tuân thủ phác đồ rất quan trọng quyết định đến kết quả điều trị. Nếu không điều trị tốt sẽ dẫn đến những biến chứng của gout như: viêm khớp, thoái hóa khớp… gây biến dạng khớp và tàn phế. 

Ngoài ra còn một số biến chứng khác như suy thận, sỏi thận, gãy xương, các bệnh lý tim mạch…

Việc điều trị bệnh gout không chỉ dựa vào các loại thuốc mà cần quan tâm đến các vấn đề khác như chế độ ăn, chế độ sinh hoạt và vận động - Ảnh: X.M.© Được Tuổi trẻ cung cấp

"Điều trị bằng thuốc chỉ là phần ngọn"

Bác sĩ Triều cho biết thêm, việc điều trị gout không đơn thuần chỉ dựa vào các loại thuốc mà cần quan tâm đến các vấn đề khác như chế độ ăn, chế độ sinh hoạt và vận động… 

"Thực chất khi điều trị bằng thuốc đối với bệnh gout thì chỉ điều trị phần ngọn, còn phần gốc phụ thuộc vào chính người bệnh. Làm sao để người bệnh hiểu được nguyên nhân gây bệnh thì mới hợp tác, mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất", bác sĩ Triều chia sẻ.

Vậy chế độ ăn và lối sống thế nào sẽ giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh gout và sẽ giảm mức độ bệnh nếu đã mắc?

Bác sĩ Triều khuyến cáo người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học, giảm cân từ từ để giảm tải trọng lên các khớp.

Theo đó, cần tránh ăn nhiều các thực phẩm chứa nhiều purin - một trong những chất dẫn xuất, phân tách thành axit uric thường có nhiều trong nội tạng động vật, các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt heo…).

Hạn chế sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc chứa salicylate vì chúng sẽ làm tăng nguy cơ tăng axit uric trong máu. Hạn chế uống rượu bia, đặc biệt nước ngọt có gas. Có thể uống rượu vang nhưng với lượng ít, với 150ml/ngày, uống nhiều nước để tăng thải axit uric.

Tăng cường ăn các loại rau củ quả. Bổ sung vitamin C khoảng 500mg/ngày. Tăng cường ăn các loại rau xanh như cải xanh, bổ sung protein từ các thực phẩm khác như sữa, trứng, thịt, cá…

Lưu ý, hạn chế mang giày quá chật vì không tốt cho các khớp, đặc biệt các khớp bị đau, từ đó làm mức độ cơn đau nhiều hơn. 

"Nếu chúng ta không hạn chế tăng năng lượng cơ thể, ăn nhiều thức ăn giàu năng lượng… thì sẽ có nguy cơ chuyển thành axit uric, tiếp tục làm tăng nguy cơ viêm, tạo ra một vòng luẩn quẩn bệnh tật và mức độ ngày càng nặng", bác sĩ Triều kết luận.

Ai dễ mắc bệnh gout?

Nhóm người có nguy cơ mắc bệnh gout cao gồm: thừa cân, béo phì, nam giới sau 40 tuổi, nữ giới sau độ tuổi mãn kinh, người uống thuốc lợi tiểu… Nguy cơ này càng cao hơn khi chúng ta lạm dụng rượu bia, dùng chất kích thích, có lối sống không lành mạnh…

Ngoài ra, gout là một bệnh lý có yếu tố di truyền, các nhà khoa học đã được tìm thấy là một số gen có mối liên hệ với tình trạng tăng axit uric trong máu gây ra bệnh gout.

 

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2024

2 loại thực phẩm dễ làm tắc mạch máu, tăng axit uric

 HẠ MÂY (THEO ABOLUOWANG)

Thịt mỡ, nội tạng động vật có thể làm tắc mạch máu, tăng axit uric. Đồ hoạ: Hạ Mây© Lao Động

Thói quen ăn uống nhiều dầu mỡ và chất béo sẽ khiến nhiều người tăng cân, mỡ máu tăng cao, tắc mạch máu, đây đều là những yếu tố gây nhồi máu não. Dưới đây là một số loại thực phẩm dễ làm tắc mạch máu, tăng axit uric.

Nội tạng động vật

Nhiều người thích ăn nội tạng động vật như gan, tim, phổi, ruột,... Đây là thực phẩm chứa rất nhiều chất béo xấu, hàm lượng cholesterol cao. Hấp thụ quá nhiều cholesterol sẽ đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch, dễ làm tắc mạch máu.

Ngoài ra, nội tạng động vật cũng có hàm lượng purine cao, là thực phẩm cấm kỵ đối với những người có lượng axit uric cao và mỡ máu cao.

Thịt mỡ

Mặc dù chất béo cũng cần thiết cho cơ thể nhưng chúng ta không nên ăn quá nhiều. Đặc biệt, khi ăn nhiều thịt mỡ trong thời gian dài, cơ thể sẽ dư thừa chất béo, điều này dẫn tới tăng áp lực lên hệ tiêu hóa, khiến mạch máu bị tắc nghẽn.

Đồng thời, nếu chúng ta ăn quá nhiều thịt mỡ sẽ làm tăng cholesterol, có hại cho việc kiểm soát mỡ máu, tăng axit uirc.

Ngoài ra, nếu chúng ta thường xuyên uống nhiều bia hoặc ăn các thực phẩm có hàm lượng purine quá cao thì hàm lượng purine trong cơ thể sẽ tăng lên, cơ thể sẽ không thể chuyển hóa và bài tiết một cách trơn tru. Khi axit uric trong máu tăng cao, đạt tới 7 mg/L sẽ gây tăng axit uric máu, mạch máu bị tắc hoặc bệnh gút.


Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2024

Người bệnh gout có nên ăn măng?

 Chồng tôi mắc bệnh gout, ăn măng thường xuyên có được không, cần lưu ý gì? (Bích Phương, Bình Phước)

Trả lời:

Bệnh gout là tình trạng lắng đọng các tinh thể urat (urat natri) hoặc tinh thể axit uric ở các khớp gây viêm khớp. Gout thường có những đợt kịch phát, tái phát nhiều lần, sau đó có thể trở thành mạn tính. Một số triệu chứng điển hình như sưng đỏ, đau, nóng khớp.

Người bệnh gout cần tránh hoặc hạn chế ăn các loại măng, nhất là măng tây, vì có thể khiến bệnh tăng nặng, tái phát. Các loại măng thường chứa hàm lượng purin cao, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành axit uric. Lượng axit uric thừa lắng đọng lại ở các khớp, tiến triển thành tinh thể urat, gây kích ứng khớp, thúc đẩy phản ứng của hệ thống miễn dịch gây viêm.

Ngoài măng, người bệnh gout cần hạn chế ăn thực phẩm có nhiều purin như hải sản (cá cơm, cá mòi, cá trích, trứng cá muối), thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn, thịt hun khói, jambon), mỡ động vật, nước hầm xương. Nên chế biến thức ăn bằng cách luộc hoặc hầm (nhiều nước), hạn chế ăn món chiên, nướng.

Không dùng các loại đồ uống có cồn như rượu bia, nước ngọt có đường fructose. Hạn chế ăn vặt giữa các bữa ăn chính. Bữa ăn tối nên trước giờ đi ngủ ít nhất ba giờ nhằm ngăn ngừa tích tụ purin trong cơ thể.

Để đảm bảo chế độ ăn giảm lượng purin, giảm axit uric nhưng vẫn cung cấp đủ protein cần thiết cho cơ thể. Người bệnh gout nên bổ sung protein nguồn gốc thực vật (các loại hạt, đậu, ngũ cốc), tăng cường rau xanh và quả chín, có thể sử dụng các loại sữa ít béo hoặc chế phẩm từ sữa ít béo.

Người bệnh nên đi khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ, thường xuyên theo dõi nồng độ axit uric, đường, các chỉ số mỡ trong máu. Tránh tăng cân quá nhiều, dẫn tới thừa cân, béo phì, rối loạn dung nạp đường huyết, hội chứng chuyển hóa khiến bệnh gout tăng nặng.

Bổ sung thêm các dưỡng chất thiên nhiên như eggshell membrane extract (chiết xuất màng vỏ trứng), collagen type II không biến tính và collagen peptide thủy phân, chondroitin sulfate (thành phần chính của cấu trúc nền ngoại bào), turmeric root extract (chiết xuất củ nghệ) hỗ trợ cải thiện cơn đau, kháng viêm, giảm sưng, tăng cường tái tạo sụn và xương dưới sụn, hạn chế nguy cơ thoái hóa khớp do bệnh gout.

Bác sĩ Trần Thị Trà Phương

Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2024

5 loại củ giúp mắt sáng khỏe

 

Cà rốt có nhiều dưỡng chất giúp cải thiện thị lực. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh© Được VnExpress cung cấp

Khoai lang cung cấp beta-carotene, chất xơ và kali dồi dào. Kali cần thiết cho quá trình hình thành và duy trì độ dày của màng nước mắt, hạn chế tình trạng khô mắt và bảo vệ mắt khỏe mạnh. Khoai lang còn chứa nhiều vitamin C hỗ trợ ngăn ngừa gốc tự do, làm tăng lượng thủy dịch ở mắt. Người thường xuyên bổ sung vitamin C có nguy cơ bị đục thủy tinh thể thấp hơn.

Khoai lang tím chứa thành phần anthocyanin - một loại flavonoid có công dụng tốt đối với sức khỏe thị giác. Dưỡng chất này bảo vệ và thúc đẩy sự phân chia của tế bào biểu mô sắc tố võng mạc ở mắt, hạn chế tác hại của ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử và hỗ trợ ngăn ngừa nhiều bệnh lý về mắt.

Khoai tây bổ sung kali, vitamin C, vitamin B6, chất chống oxy hóa tự nhiên như glutathione, catechin và nhất là lutein. Thành phần vitamin B3 (niacin) trong khoai tây có mối liên hệ với việc giảm bệnh tăng nhãn áp. Một củ khoai tây nướng lớn có thể bổ sung đến 4,2 mg niacin, chiếm 25% nhu cầu niacin được khuyến nghị mỗi ngày đối với nam giới và 30% đối với nữ giới.

Củ cải chứa hàm lượng cao kali, vitamin C, vitamin nhóm B (B2, B3, B6...) và các chất chống oxy hóa tự nhiên khác. Củ cải còn giàu kẽm, có khả năng duy trì sức khỏe của võng mạc, màng tế bào và cấu trúc protein ở mắt, giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.

Bác sĩ Tiến cho biết thêm tinh chất thiên nhiên broccophane, chiết xuất từ một loại bông cải xanh broccoli hỗ trợ gia tăng tổng hợp thioredoxin, bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc và thủy tinh thể.

Nên khám mắt định kỳ, hạn chế sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian dài, vệ sinh mắt đúng cách theo tư vấn của bác sĩ.

An Thư


Thứ Ba, 2 tháng 4, 2024

3 điều khiến axit uric tăng cao

 HẠ MÂY (THEO ABOLUOWANG)

                        Một số lối sống hàng ngày của chúng ta có thể khiến axit uric tăng. Đồ hoạ: Hạ Mây© Lao Động

Nồng độ axit uric có liên quan chặt chẽ đến thói quen sinh hoạt của chúng ta. Nếu bạn đã hạn chế chế độ ăn có hàm lượng purin cao và không uống rượu nhưng mức axit uric vẫn không thể hạ xuống, điều đó có thể liên quan đến các yếu tố cuộc sống.

Chế độ ăn nhiều calo lâu ngày

Đối với những người có lượng axit uric cao, việc chỉ tập trung hạn chế purin và rượu trong chế độ ăn hằng ngày là chưa đủ mà cần hạn chế cả lượng calo trong chế độ ăn uống.

Một chế độ ăn nhiều calo sẽ dẫn đến béo phì. Béo phì có thể gây kháng insulin, suy giảm dung nạp glucose... Hàng loạt yếu tố này sẽ làm giảm quá trình đào thải axit uric và tăng chuyển hóa purin.

Tăng cân là một yếu tố nguy cơ dẫn đến sự xuất hiện của bệnh gút, trong khi giảm cân có thể kiểm soát nồng độ axit uric và giảm tần suất các cơn gút cấp tính. Vì vậy, những người có lượng axit uric cao nên lựa chọn chế độ ăn ít calo và duy trì cân nặng khỏe mạnh.

Ăn quá nhiều đường fructose

Khi cơ thể chuyển hóa fructose sẽ gây ra và kích thích sự hình thành axit uric thông qua một loạt các phản ứng, điều này cũng làm tăng hàm lượng axit uric nội sinh.

Ngoài ra, fructose còn ức chế sự bài tiết axit uric qua thận. Do đó, nếu bạn tiêu thụ quá nhiều fructose thì nồng độ axit uric sẽ tăng cao.

Vận động quá mạnh

Tập thể dục nhịp điệu cường độ thấp có thể làm giảm tỉ lệ mắc bệnh gút, trong khi tập thể dục cường độ cao có thể làm tăng tỉ lệ mắc bệnh này.

Điều này là do trong quá trình tập luyện vất vả, chúng ta đổ mồ hôi nhiều hơn, lượng máu và lưu lượng máu qua thận giảm, đồng thời khả năng bài tiết axit uric giảm.

Vận động gắng sức cũng có thể làm tăng nồng độ glucocorticoid, khi hormone này tăng cao sẽ ức chế quá trình bài tiết axit uric ở thận, dẫn đến nồng độ axit uric trong cơ thể tăng cao.

Vì vậy, những người có lượng axit uric cao nên tránh tập luyện vất vả và có thể chọn các bài tập aerobic vừa phải, chẳng hạn như đi bộ, bơi lội, yoga,... Duy trì việc tập luyện 5 lần/tuần, mỗi lần khoảng 30 phút, chú ý kiểm soát nhịp tim trong khi tập thể dục.