DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI AXIT URIC
I- 4 chất dinh dưỡng cần thiết cho người có axit uric cao
HẠ MÂY (THEO ABOLUOWANG)
Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy 20% axit uric trong cơ thể đến từ
thực phẩm, 80% là do rối loạn chuyển hóa. Vì vậy, phương pháp điều trị cơ bản
cho bệnh tăng axit
uric máu là kiểm soát chế độ ăn uống và bổ sung những dưỡng
chất cần thiết cho cơ thể.
Người có axit uric cao nên bổ sung protein, chất xơ, vitamin C... cho cơ thể. Đồ hoạ: Hạ Mây
Protein
Protein có thể giúp bài tiết axit uric, kiểm soát các yếu tố
phản ứng viêm, giảm đau và giúp kiểm soát cân nặng. So với gạo thì bột mì trắng
có hàm lượng protein cao hơn và phù hợp hơn đối với axit uric cao.
Ngoài ra, các sản phẩm từ sữa có chứa các protein, có lợi cho
việc chống viêm và hạ axit uric. Đối với bệnh nhân tăng axit uric máu, các sản
phẩm từ sữa ít béo hoặc sữa không đường là một lựa chọn tốt.
Kali
Kali có thể thúc đẩy quá trình bài tiết axit uric và giúp giảm
nồng độ axit uric trong máu. Các loại rau như dưa chuột, cà chua, rau diếp và
các loại rau khác không chỉ ít calo, giàu nước, có tác dụng lợi tiểu, mà còn
giàu kali, magie, canxi và các nguyên tố vi lượng khác rất có tác dụng làm giảm
axit uric trong máu. Do đó người bệnh tăng axit uric máu có thể ăn những loại
rau này với lượng vừa đủ.
Ngoài ra, các loại rau củ giàu tinh bột như khoai tây, khoai
môn, khoai mỡ, củ sen và hạt dẻ cũng rất giàu kali, bệnh nhân tăng axit uric
máu có thể dùng các loại thực phẩm này để kiểm soát axit uric trong máu.
Vitamin C
Hấp thụ vitamin C vừa phải có thể giúp tăng đào thải urat và
giảm nồng độ axit uric trong máu. Người bệnh tăng axit uric máu nên tăng cường
ăn các loại trái cây như táo, cam, chanh, kiwi, thanh long... một cách thích
hợp.
Các loại rau củ giàu vitamin C như ớt xanh, cà chua, bắp cải,
súp lơ, cải xoăn và các loại rau khác có thể giúp giảm axit uric trong máu,
ngăn ngừa bệnh gút.
Chất xơ
Chất xơ có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn,
tăng cảm giác no, giúp giảm cân, ổn định lượng đường trong máu. Đồng thời, ngăn
ngừa các hội chứng chuyển hóa như tiểu đường, tăng huyết áp, tăng lipid máu và
béo phì, tránh axit uric cao.
Bệnh nhân tăng axit uric máu nên tăng cường ăn các loại rau lá
xanh giàu chất xơ như bắp cải, rau diếp...các loại trái cây như táo, lê, lựu...
ngũ cốc như kiều mạch, yến mạch và ngô, giúp ổn định axit uric trong máu và
ngăn ngừa rối loạn chuyển hóa.
II- Người có axit uric cao nên tránh 5 loại thực phẩm này
THÙY DUNG ( DỊCH NDTV )
Chỉ số axit uric sẽ tăng cao và có thể gây ra nhiều biểu hiện
tiêu cực nếu bạn thường xuyên ăn 5 loại thực phẩm này.
Rượu bia làm axit uric tăng cao. Đồ họa: Thùy Dung
Rượu bia làm axit uric tăng cao
Bất kỳ loại rượu, bia nào đều không có lợi ích cho sức khỏe. Đặc
biệt, với những người có chỉ số axit uric cao, việc uống rượu bia thường xuyên
có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm của các khớp, làm tăng nguy cơ trầm trọng
của bệnh gout.
Chính vì vậy, những người đã mắc gout hoặc những đối tượng có
nguy cơ với biểu hiện axit uric tăng cao hạn chế rượu bia ở mức tối đa.
Ăn đậu nành làm tăng axit uric
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Frontiers in
Nutrition, đậu nành hay protein đậu nành làm tăng nhanh nồng độ axit uric trong
máu. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng đậu phụ không có tác dụng
đáng kể đến nồng độ axit uric.
Chỉ số axit uric sẽ được cải thiện nếu bạn loại bỏ 5 loại thực phẩm này khỏi chế độ ăn. Đồ họa: Thùy Dung
Người có axit uric cao không nên ăn nội tạng
Các thực phẩm có nguồn gốc từ nội tạng động vật thường chứa
nhiều purin, trong đó, một số loại nội tạng có hàm lượng purin đặc biệt cao như
gan, thận... Do đó, người bệnh không nên sử dụng nội tạng trong thực đơn ăn
uống hàng ngày để tránh nồng độ axit uric tăng cao, đe dọa nghiêm
trọng đến sức khỏe, hạn chế nguy cơ mắc bệnh gout.
Hải sản không tốt cho người có axit uric cao
Tương tự như thịt đỏ, hải sản có chứa hàm lượng purin cao, có
khả năng chuyển hóa thành axit uric và khiến chỉ số này càng tăng cao hơn trong
cơ thể. Một số loại hải sản cần hạn chế như tôm, tôm hùm, trai, cá cơm, cá mòi,
cá hồi, cá ngừ.... Tuy nhiên, khi lượng axit uric được kiểm soát, bạn vẫn có
thể bổ sung một lượng vừa đủ loại thực phẩm này vào thực đơn ăn uống.
Axit uric cao không nên uống nước ngọt
Một nghiên cứu trên Tạp chí Y khoa Anh (BMJ) chỉ ra rằng, các
loại nước ép trái cây, nước ngọt có gas đều có chứa hàm lượng đường fructose
rất cao. Từ đó, kích thích cơ thể sản sinh axit uric và kéo theo nguy cơ dễ mắc
bệnh gout.
Nhận xét
Đăng nhận xét