KHOAI SỌ

 Khoai sọ là món ăn dân dã, tốt cho sức khỏe nên được nhiều người yêu thích. Tuy mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe nhưng khoai sọ lại không phù hợp với một số nhóm người. Dưới đây là những người được khuyến cáo không nên ăn khoai sọ.

I-Tác dụng của khoai sọ với sức khỏe

Cũng như khoai lang, khoai tây, khoai sọ là món ăn quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày. Khoai sọ có thể chế biến được thành nhiều món ăn ngon. Dưới đây là những tác dụng của khoai sọ với sức khỏe

Tốt cho tim mạch

Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân chỉ ra, khoai sọ là nguồn cung cấp kali - chất khoáng quan trọng với tế bào và chất dịch trong cơ thể. Bằng cách phá vỡ lượng muối dư thừa, kali có thể kiểm soát và làm giảm huyết áp. Do đó góp phần ổn định nhịp tim và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.

Không chỉ vậy, hàm lượng chất xơ chứa trong loại củ này còn có tác dụng giảm cholesterol - một yếu tố dẫn đến bệnh tim mạch, mạch vành. Do đó, thành mạch máu sẽ không bị xơ vữa, tắc nghẽn nên trái tim sẽ luôn hoạt động khỏe mạnh. Ngoài ra, tinh bột kháng của khoai sọ cũng mang đến nhiều lợi ích như: tăng độ nhạy của Insulin trong cơ thể, giảm dự trữ chất béo, giảm phản ứng Insulinemia.

Khoai sọ tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn được.© Được VTC cung cấp

Cải thiện hệ tiêu hoá

Cải thiện hệ tiêu hóa là lợi ích của khoai sọ mà bạn không nên bỏ qua, nhất là đối với những người đang bị táo bón, khó tiêu hay đầy hơn. Trong thành phần của loại củ này chứa tới 27% chất xơ nên được phân giải và hấp thụ hoàn toàn. Phân được tạo ra sau đó sẽ di chuyển nhanh xuống ruột và thải ra ngoài dễ dàng. Do đó, bạn có thể điều trị chứng táo bón, giúp nhuận tràng hơn bằng khoai sọ.

Ổn định huyết áp

Theo bài viết của BS Hoàng Xuân Đại trên Báo Sức khỏe & Đời sống, đối với những người có huyết áp cao, kali chứa trong khoai sọ có thể giúp ổn định và giảm huyết áp.

Giúp nhuận tràng, chống táo bón

Do rất giàu chất xơ và các hạt tinh bột nên khoai sọ có tác dụng tích cực đối với hệ tiêu hóa. Những người bị táo bón thường xuyên có thể dẫn đến bệnh trĩ, do đó để giúp điều trị táo bón, nhuận tràng hơn, chúng ta có thể sử dụng khoai sọ hàng ngày.

Cũng theo BS Đại, khoai sọ là một trong những nguồn cung cấp chất xơ tốt nhất trong chế độ ăn uống, khoảng 100g củ khoai sọ cung cấp cho 4,1g hoặc 11% nhu cầu chất xơ hàng ngày. Cùng với chất xơ, carbohydrate phức sẽ làm chậm tiêu hóa và chất xơ trong chúng cũng giúp tăng dần lượng đường trong máu.

Tăng cường hệ miễn dịch: Củ khoai sọ chứa rất nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa khác có lợi cho việc giữ hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bằng cách loại bỏ các gốc tự do, cơ thể sẽ tỉnh táo và chống lại nhiều loại bệnh nguy hiểm.

II- Những người không nên ăn khoai sọ

Tuy mang lại nhiều tác dụng với sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên ăn khoai sọ. Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Vinmec đã chỉ những người không nên ăn khoai sọ:

Người bị đờm được khuyên không nên ăn khoai sọ vì loại thực phẩm này có thể làm tăng lượng đờm trong cơ thể, cản trở quá trình khôi phục sức khỏe.

Bệnh nhân mắc các bệnh dị ứng như nổi mề đay, hen suyễn, chàm hay viêm mũi dị ứng không nên ăn khoai sọ vì nó có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh.

Hạn chế hoặc không nên cho trẻ ăn khoai sọ bởi hệ tiêu hóa của trẻ yếu, tiêu hóa khoai khá chậm.

Người bệnh gout không nên ăn khoai sọ vì trong loại khoai này có hàm lượng lớn calci oxalat sẽ làm trầm trọng thêm triệu chứng của bệnh gout.

Trên đây là những người được khuyến cáo không nên ăn khoai sọ. Nếu bạn thuộc nhóm những người trên hãy tránh xa khoai sọ nhé. Với người bình thường thì khoai sọ là loại củ giàu dinh dưỡng mà khoai sọ còn có mùi vị thơm ngon, dễ ăn nên bạn có thể chế biến thành nhiều món ăn ưa thích.

Hãy ăn khoai sọ đúng cách để nhận được những tác dụng tốt nhất cho sức khỏe nhé.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến