Thứ Hai, 22 tháng 4, 2024

GIẢM AXIT URIC

 Bí quyết ăn để giảm axit uric, tránh bệnh gút

NGỌC THIỆN

Một số thực phẩm có thể gây bùng phát bệnh gút, bằng cách tăng nồng độ axit uric trong cơ thể. Vì thế chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh này.

            Thịt đỏ có thể làm tăng nồng độ axit uric. Ảnh: Eatthis

Bệnh gút là một loại viêm khớp, ảnh hưởng đến khoảng 9,2 triệu người chỉ riêng ở Hoa Kỳ. Những người bị bệnh gút phải trải qua những cơn đau, sưng và viêm khớp nghiêm trọng.

Bệnh gút có thể được kiểm soát bằng thuốc, chế độ ăn uống thay đổi lối sống.

Một số thực phẩm có thể gây bùng phát bệnh gút, bằng cách tăng nồng độ axit uric trong cơ thể. Nhiều loại thực phẩm kích thích có hàm lượng purin cao - một chất được tìm thấy tự nhiên trong thực phẩm. Khi tiêu hóa purin, cơ thể sẽ đào thải axit uric.

Khác với người bình thường, người mắc bệnh gút không thể loại bỏ axit uric dư thừa một cách hiệu quả. Vì vậy, chế độ ăn nhiều thực phẩm làm tăng nồng độ axit uric có thể khiến axit uric tích tụ.

Thực phẩm có lượng purin cao bao gồm nội tạng, thịt đỏ, một số loại hải sản, rượu bia.

Một số loại rau, đậu cũng chứa purin. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy thực phẩm thực vật có hàm lượng purin cao không gây ra các cơn gút. Ăn nhiều rau, các loại đậu rất tốt cho sức khỏe và có thể giúp giảm axit uric.

Fructose và đồ uống có đường cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút dù chúng không giàu purin. Thay vào đó, chúng có thể làm tăng nồng độ axit uric bằng cách đẩy nhanh một số quá trình tế bào.

Các sản phẩm từ sữa ít béo, đậu nành và chất bổ sung vitamin C có khả năng ngăn ngừa các cơn đau bệnh gút bằng cách giảm mức axit uric. Nếu muốn bổ sung vitamin C, cần trao đổi với bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Nhiều người mắc bệnh gút có thể cân nhắc ăn uống cân bằng giữa ít chất béo bão hòa và đường bổ sung, rau và trái cây. Có một số loại thực phẩm mà mọi người thường liên tưởng đến bệnh gút. Hầu hết trong số này thuộc một số loại chính: Thực phẩm động vật có hàm lượng purin cao, rượu và thực phẩm có nhiều đường bổ sung.

Những thực phẩm có thể hạn chế (bao gồm cả rượu bia):

Nội tạng: Gan, não

Thịt thú săn: Ví dụ bao gồm thịt lợn rừng và thịt nai

Thịt đỏ: Thịt bò, thịt lợn và thịt cừu

Một số loại hải sản: động vật có vỏ, cá có dầu và cá đóng hộp

Đồ uống có đường: Nước ép trái cây và soda có đường

Đồ ăn nhẹ có đường: Bánh ngọt, bánh quy, kẹo và các mặt hàng tương tự

Chiết xuất nấm men: đồ đông lạnh, súp đóng hộp, viên nước dùng và các thực phẩm khác.

Ngoài ra, các bác sĩ có thể đề xuất chế độ ăn uống hỗ trợ sức khỏe tim mạch và trao đổi chất của cơ thể để quản lý bệnh gút. Có thể chọn ngũ cốc nguyên hạt thay vì ăn bánh mì trắng và các món từ bột mì trắng.

Cũng có thể giảm lượng chất béo bão hòa có trong thực phẩm như bơ, pho mát chất béo, mỡ và dầu cọ. Thay vào đó, nấu ăn với chất béo không bão hòa như dầu ô liu và các loại dầu thực vật dạng lỏng khác.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét