Loại thịt đẩy nhanh nguy cơ suy thận, tăng axit uric
Ăn quá nhiều
thịt đỏ có thể làm suy thận, tăng axit uric. Đồ hoạ: Hạ Mây© Lao Động
Thịt đỏ có thể
làm tăng axit uric, dẫn đến bệnh gút và sỏi thận, ảnh hưởng thêm đến chức năng
thận.
Protein có trong thịt đỏ là nguyên liệu để xây
dựng cơ bắp, nó có thể duy trì tốc độ trao đổi chất cơ bản và khiến chúng ta
cảm thấy no sau khi ăn. Tuy nhiên, ăn quá nhiều thịt đỏ sẽ làm tăng tỉ lệ bệnh
suy thận và axit uric cao.
Khi chúng ta nạp quá nhiều protein từ thịt đỏ,
sẽ tạo ra nhiều chất chuyển hóa có tính axit hơn so với những loại thịt khác,
những chất chuyển hóa này cần được thận lọc và bài tiết.
Ăn quá nhiều thịt đỏ sẽ làm tăng khối lượng
công việc của thận, dẫn đến chức năng thận suy giảm dần dần, xuất hiện bệnh
thận mạn tính.
Ngoài ra, protein trong thịt đỏ sau khi nạp
vào cơ thể sẽ bị phân hủy và giải phóng ure vào máu. Thận lọc ure từ máu và bài
tiết qua nước tiểu. Nếu chức năng thận bị suy giảm, ure dư thừa tích tụ trong
cơ thể, gây hại cho thận.
Thịt đỏ, tức thịt từ động vật có vú chẳng hạn
như thịt bò, thịt cừu... có hàm lượng chất béo tương đối cao. Do đó, tiêu thụ
vừa phải thịt đỏ là điều cần thiết, vì tiêu thụ quá mức có thể làm tăng nguy cơ
mắc bệnh tim, đái tháo đường, tăng axit uric và một số bệnh ung thư.
3 không trong chế độ ăn uống cho người có axit uric cao
HẠ MÂY (THEO ABOLUOWANG)
© Lao Động
Ăn quá
nhiều thực phẩm có hàm lượng polyrin cao, chuyển hóa axit uric bất thường hoặc
thận bị tắc nghẽn... có thể gây ra chứng tăng axit uric máu do nồng độ axit
uric quá cao. Tăng axit uric máu là yếu tố nguy cơ chính của bệnh gút. Dưới đây
là 3 điều không nên trong chế độ ăn uống cho người có axit uric cao.
Không
ăn thực phẩm có purine cao
Purine
là thành phần có trong nhân tế bào, thức ăn từ động vật chứa nhiều purine hơn.
Người axit uric cao, bệnh gút nên tránh những thực phẩm có hàm lượng purine cao
như nội tạng động vật, tôm, cua, rong biển, cá cơm, cá mòi, nghêu..
Không
uống bia, rượu
Nhiều nam giới có axit uric cao thường do
uống rượu, bia quá nhiều, điều này gây tích tụ axit lactic trong cơ thể người
uống. Đồng thời, ức chế đào thải axit uric, làm tăng nồng độ axit uric trong
huyết thanh và nước tiểu, dẫn đến hình thành sỏi do gút.
Vì vậy,
chúng ta cần phải bỏ rượu, bia, uống ít cà phê, trà đặc... giảm tiêu thụ đường
sucrose hoặc đường củ cải, đồng thời bỏ hút thuốc.
Không
ăn nhiều chất béo
Chế độ
ăn nhiều chất béo sẽ cản trở quá trình đào thải axit uric nên khi nấu ăn, chúng
ta nên sử dụng lượng chất béo thích hợp, tránh các món chiên, rán. Lượng chất
béo nên ít hơn 30% lượng calo.
Nếu
nhận thấy lượng axit uric trong cơ thể quá cao, trước tiên chúng ta phải điều
chỉnh chế độ ăn uống trong sinh hoạt hằng ngày, vì phần lớn lượng axit uric cao
đều đến từ thực phẩm. Chúng ta nên ăn nhiều rau củ quả tươi và kết hợp chế độ
ăn uống hợp lí để duy trì sức khỏe.
Nhận xét
Đăng nhận xét