Tác dụng của bí đao trong việc hỗ trợ hạ axit uric

 HẠ MÂY (THEO ABOLUOWANG)

Bí đao có tác dụng hỗ trợ hạ axit uric. Ảnh: Kiều Vũ© Lao Động

axit uric tích tụ quá nhiều sẽ gây ra bệnh gút nên trong việc điều trị, chúng ta phải ức chế axit uric dư thừa. Do đó, chúng ta có thể thường xuyên ăn bí đao để hỗ trợ đào thải axit uric.

Điều quan trọng nhất để điều trị bệnh gút, ngăn ngừa axit uric cao là phải đào thải urat và đảm bảo lượng axit uric mới được hình thành ở mức thấp. Điều này đòi hỏi chúng ta phải hạn chế uống rượu và ăn ít thực phẩm có hàm lượng purine cao (chủ yếu là thịt, đặc biệt là nội tạng động vật). Đồng thời, ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng purine thấp (chủ yếu là trái cây và rau quả). Trong số đó, bí đao tác dụng đào thải axit uric khá hiệu quả.

Bí đao có tính lạnh, lợi tiểu, thanh nhiệt, tiêu đờm... Bí đao có giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100 gram thịt bí đao chứa 0,4 gram protein, 2,4 gram carbohydrate, 20 mg canxi, 12 mg phốt pho, 0,3 mg sắt và nhiều loại vitamin. Ngoài ra, vì có chứa axit propanoic nên nó đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa cơ thể tăng cân và thúc đẩy thể hình.

Đặc biệt, bí đao chứa nhiều vitamin C, hàm lượng kali cao và hàm lượng natri thấp, có thể đẩy nhanh quá trình đào thải axit uric ra khỏi cơ thể.

Ngoài ra, bí đao có tác dụng lợi tiểu, tăng cường tuần hoàn vi mạch, giúp trao đổi chất và giúp loại bỏ lượng nước dư thừa ra khỏi cơ thể. Vì vậy, những người mắc bệnh gút, axit uric cao có thể thường xuyên ăn bí đao.

Bí đao còn là loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như polyphenol, flavonoid và anthocyanin. Axit uric cao cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các chất chống oxy hóa sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây hại cho tế bào và tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Flavonoid sẽ giúp giảm bớt các vấn đề phát sinh của bệnh gút.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến