NĂM RỒNG NÓI CHUYỆN LEO
Rồng là một con vật huyền thoại quen thuộc ở phương Đông và khá quen biết ở phương Tây. Ở Việt Nam, con rồng là một hình tượng có vị trí đặc biệt trong văn hoá, tín ngưỡng và là biểu tượng linh thiêng liên quan đến truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên”.
Trong 12 con giáp thì con rồng được xem là con vật bay cao nhất
và mang nhiều khát vọng lý tưởng nhất. Rồng bay trên trời cao, không lấm láp
bùn đất thế tục. Rồng lên cao ở gần trăng sao và thần thánh nên vừa mang khát
vọng lý tưởng, lại vừa ôm ấp những thông điệp của thần linh. Vì thế người tuổi
rồng thường chỉ thích nghĩ đến những gì cao siêu vời vợi, coi thường những gì
lặt vặt của cuộc đời, sống trượng nghĩa hào hiệp, thích giúp đỡ mọi người.
Người mang tuổi rồng là tuổi đại cát, nhiều may mắn hanh thông.
Tết con Rồng đang gần kề. Hy vọng năm mới Giáp Thìn sẽ có nhiều
đổi mới để con người và tổ quốc Việt Nam được nâng lên cao hơn.
Rồng là biểu tượng cho sự phồn thịnh và vương giả. Cầu chúc quý
độc giả, một năm mới Giáp Thìn nhiều sức khỏe, an khang thịnh vượng, phát đạt,
thăng tiến như "Rồng gặp mây".
CHÚC MỪNG NĂM MỚI
Năm hết Tết đến, rước lộc vào nhà, quà cáp bao la, mọi nhà no
đủ, vàng bạc đầy tủ, gia chủ phát tài, già trẻ gái trai sum vầy hạnh phúc. Xin
chúc cả nhà, thăng hoa tiến chức.Phúc đức có dư, sức khỏe có thừa. Một năm thắng
lợi.
Văn hóa phương Đông rất kính trọng và coi rồng là một loại thú
linh. Rồng có mình rắn, vảy cá, bờm sư tử, sừng hươu và biết bay. Theo từ điển
Việt Nam của Lê Văn Đức, rồng là con vật mình dài, có vảy to, miệng rộng, một
sừng, chân có vấu, được sinh ra ở dưới nước nhưng lại biết bay trên mây. Người
xưa tin rằng bốn biển lớn là Ðông Hải, Tây Hải, Bắc Hải và Nam Hải, mỗi nơi đều
có một Long Vương ngự trị.
Rồng vừa biết trườn như rắn, lại thêm chân, thêm móng, vừa có
cánh bay trên trời, vừa bơi trong nước, vừa chạy trên bộ như khủng long... Rồng
có thể hút nước, phun mưa, lại khạc ra lửa, làm chủ trên mọi môi trường, trên
mọi địa hình địa vật. Rồng có nhiều, loại có vảy gọi giao long, loại có sừng
trên đầu là cầu long, loại có cánh bay gọi là ứng long, loại không bay gọi là
bàn long... Ðặc biệt, rồng có cặp mắt lồi rất lớn, sáng quắc như lộ hào quang
trông thật dữ tợn. Rồng thở ra khói, phun ra lửa hoặc nước. Miệng rồng rất rộng
với nhiều răng lởm chởm chìa ra ngoài như miệng cá sấu. Về nơi ẩn thân, rồng
thường ở những nơi có nước. Vì vậy mới có câu "Long đàm Hổ huyệt" hay
"hang Hổ, đầm Rồng" để chỉ những địa thế âm u, hiểm trở hay chỗ náu
thân của những tay chọc trời khuấy nước.Về màu sắc, có các loại Rồng xanh,
trắng, đỏ, đen hay vàng. Trong số này, rồng vàng cao qúi nhất nên được dùng để
tượng trưng cho Thiên Tử. Vì vậy, áo của vua được gọi là Long Bào có thêu rồng
vàng bốn chân, năm móng. Huyền thoại còn cho rằng rồng đực ngậm một viên ngọc
rất qúi trong miệng, do đó nhiều tranh cổ vẽ cảnh hai con rồng tranh một viên
ngọc gọi là "Lưỡng Long Tranh Châu". Ðôi khi cũng có những bức tranh
vẽ hai con rồng vờn mặt trăng gọi là "Lưỡng Long Chầu Nguyệt". Người
ta còn phân biệt được cả Rồng đực lẫn Rồng cái bằng cách nhìn vào phần đuôi.
Ðuôi rồng đực cuộn lại cứng như một cây côn dùng để làm vũ khí mỗi khi xung
trận, còn đuôi rồng cái lại xòe ra như chiếc quạt.Theo ghi nhận của người xưa,
rồng là một loại thần với 1.000 loài có thể ở trên trời hoặc dưới nước. Bởi vậy,
rồng là con vật dễ vẽ nhất, không ai cãi được. Trong khi đó, 11 con giáp (Tí,
Sữu, Dần Mão...) là có thực nên nếu vẽ sai thì ai cũng biết.
Chính vì rồng là một huyền thoại nên nó được tôn vinh lên mức
huyền bí. Trong tứ linh, Long Ly Quy Phụng thì rồng đứng hàng đầu. Long là con
Rồng, Ly hay Lân là con Kỳ Lân, Qui là con Rùa và Phụng là một loài chim qúi.
Lan man về rồng, các họa sỹ trên toàn thế giới đã khắc họa con rồng
thành những hình thù kỳ dị. Con rồng chỉ là tưởng tượng.
Con rồng Việt Nam, qua các thời kỳ, cũng uốn éo, uyển chuyển. Rồng thời Lý, thời Lê, thời Trần, thời Nguyễn…thời nào cũng có.
Truyền thuyết kể rằng: Người Việt là "con Rồng cháu
Tiên".
Thời xưa tin tưởng Rồng và Kỳ Lân là những linh vật mang biểu
tượng của Thiên Tử, mỗi khi xuất hiện là có điềm lành hoặc minh chúa ra đời để
mang thái bình thịnh trị cho thiên hạ. Từ đó có tục lệ Múa Lân vào những ngày
đầu năm trong dịp Tết Nguyên Ðán hay những ngày khai trương, lễ lạc, đám hỏi
đám cưới ...để hy vọng sẽ được may mắn, thành công phát đạt. Vào tôn giáo, con
rồng cũng biến thành vật linh thiêng được thờ phụng.
Đến nay, Việt Nam Ước mơ thành
rồng.Ước mơ hóa thành rồng
là ước mơ chính đáng. Chúng ta hãy thử xem. Việt Nam có gì mà ước mơ như vậy
"BỐN
KHÔNG"!?
1.Không
tham gia liên minh quân sự;
2.Không
liên kết với nước này để chống nước kia;
3.Không
cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại
nước khác;
4.Không
sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
(Sách
trắng quốc phòng VN 2019)
Về
ngoại giao “Cây tre Việt Nam” Mềm mỏng, nhưng thật vững vàng.
Về kinh tế, Việt Nam hơn hẳn các nước như Thái lan, Malaysia,
Indonesia, Singgapore và Hàn quốc từ 40 năm về trước. Bây giờ Việt Nam vẫn là
nước nghèo còn họ đã trở thành những con rồng Á châu. Việt Nam cũng muốn vươn
mình trở thành rồng. Không biết đến bao giờ!!!
Than ôi, Ngạn ngữ dân gian có câu “ăn như rồng cuốn, nói như rồng
leo, làm như mèo mửa”. Ra đường gặp công nhân đào đường, lại phải tránh. Đến sân
thể thao, học sinh choai choai thoải mái nói tục; qua quán phở, quán nước, người
lớn cũng nói tục như ranh…thì còn lâu chúng ta mới xây dựng đươc con người văn
minh, thanh lịch còn nói chi để VN hóa rồng.
Rồng không biết nói, nhưng khạc ra lửa.
Lửa rồng là luật pháp. Hoan hô anh giao thông, quyết tâm làm cho được “đường thông, hề thoáng”. Đường ô tô về tận làng ta, mọi người cùng hưởng lợi. Đã rượu bia không lái xe. Gia tăng phạt càng ngày càng nặng, phạt cả người đi bộ xay xỉn. Luật pháp nghiêm khắc như vậy thì lò được tôn cao hơn nữa, vào cả thôn xóm, bắt sạch, không để lọt lưới kẻ đục khoét, tham ô.
Đã có thời Việt Nam có rồng tre, rồng rau muống. thời đại 4.0,
Việt Nam lại có rồng mỳ tôm.
Cận Tết, Táo công võ mồm lại lên đường.
Chẳng phải Rồng, các năm còn lại, Việt Nam vẫn cứ Leo.
Nhận xét
Đăng nhận xét