TRÀ XANH GIẢM ÃXIT URIC

 

Uống nước trà xanh thường xuyên có thể hỗ trợ giảm chỉ số axit uric trong máu. Đồ hoạ: Phương Anh© Lao Động

Nồng độ axit uric trong máu cao có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như bệnh gout, sỏi thận và bệnh tim. Dưới đây là tác dụng của trà xanh trong việc hỗ trợ giảm nồng độ axit uric trong cơ thể.

Bệnh gout xảy ra khi lượng axit uric trong cơ thể dư thừa quá nhiều gây tích tụ và lắng đọng lại ở các khớp gây sưng và viêm ở người bệnh. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh nên có một chế độ ăn lành mạnh, áp dụng một số thực phẩm hỗ trợ giảm axit uric vào chế độ ăn như trái cây, rau củ quả, trà xanh...

Theo các nhà khoa học, chất Polyphenol (chất chống oxy hoá) có thể giúp đào thải nồng độ axit uric trong huyết thanh. Nghiên cứu này được công bố trên trang thông tin Khoa học Science Direct (Hà Lan).

Trà xanh có chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khoẻ như khoáng chất, vitamin, polyphenol... Một nghiên cứu được công bố trên thư viện Y khoa National Library of Medicine (Hoa Kì) cho thấy, uống nước trà xanh thường xuyên có thể hỗ trợ giảm chỉ số axit uric. Theo các nhà nghiên cứu, thành phần trà xanh có các chất chống oxy hóa giúp chống lại phản ứng viêm, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh gout.

Ngoài ra, một nghiên cứu khác ở Nhật Bản cho thấy, trà xanh cũng có tác dụng giảm những triệu chứng của bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, nồng độ chất chống oxy hóa có trong trà xanh đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tế bào não khỏi tổn thương. Điều này giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer và Parkinson.

Ngoài trà xanh, các loại trà thảo mộc cũng có tác dụng hỗ trợ cải thiện chỉ số axit uric trong cơ thể. Một số loại trà thảo mộc từ hoa cúc, hoa oải hương, hoa dâm bụt... vừa giúp cơ thể hấp thu nhiều chất lỏng hơn, vừa giúp kiểm soát các vấn đề liên quan đến tăng axit uric máu và bệnh gout.

Đọc bài gốc tại đây.

Ngoài việc áp dụng chế độ ăn ít purine, việc bổ sung đủ chất dinh dưỡng và một số loại vitamin có thể giúp giảm nồng độ axit uric.

Vitamin C

Việc bổ sung vitamin C có thể làm giảm đáng kể nồng độ axit uric ở người trưởng thành khỏe mạnh. Một nghiên cứu riêng biệt được công bố trên tạp chí Archives of Internal Medicine (Mỹ) số tháng 3.2009 cho thấy, lượng vitamin C thấp làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút ở nam giới.

Do đó, chúng ta có thể bổ sung một số loại thực phẩm giàu vitamin C như ổi, cà chua, dâu tằm... để có thể giảm axit uric trong máu.

Vitamin D

Các nhà nghiên cứu tại Mỹ đã tìm thấy mối liên hệ giữa thiếu vitamin D và tăng axit uric ở phụ nữ (độ tuổi sau 30 - độ tuổi sau mãn kinh). Họ đã tiến hành một số nghiên cứu, phát hiện ra rằng, những phụ nữ trên 30 tuổi thường xuyên bổ sung vitamin D sẽ ít có khả năng bị axit uric hơn, ngay cả sau khi đã tính đến các yếu tố sức khỏe khác như bệnh đái tháo đường.

Do đó, các nhà nghiên cứu đã kết luận, việc bổ sung vitamin D có thể hỗ trợ kiểm soát axit uric. Một số loại thực phẩm chứa vitamin D như nấm, ngũ cốc, sữa...


Nhận xét

Bài đăng phổ biến