NGƯỜI CÓ AXIT URIC CAO NÊN HẠN CHẾ ĂN RAU MUỐNG
Thùy Dung
Người có axit uric cao có nên ăn rau muống
không là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm, thắc mắc.
Người axit uric cao nên hạn chế ăn rau muống
Rau muống là một loại rau được trồng và sử dụng phổ biến tại
Việt Nam. Trong thành phần của rau muống có chứa các thành phần dinh dưỡng tốt
cho cơ thể như canxi, đạm, kali, sắt...
Tuy nhiên, trong 100g rau muống có chứa đến 57mg purin, đây được
đánh giá là loại thực phẩm chứa hàm lượng purin cao. Khi cơ thể hấp thụ purin
sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành axit uric. Chính vì vậy, với những người có
nồng độ axit uric cao nên hạn chế hoặc loại bỏ loại rau này ra khỏi khẩu phần
ăn để duy trì trạng thái sức khỏe ổn định.
Mặt khác, các thành phần trong rau muống có chứa một số hoạt
chất với khả năng kích thích phản ứng gây viêm gọi chung là axit oxalic. Vậy
nên, những bệnh nhân gout tuyệt đối không nên sử dụng rau muống để tránh gặp
phải những cơn đau nhức kéo dài.
4 loại rau tốt cho người axit uric cao
Bí đao
Bí đao là loại rau rất giàu vitamin C, hàm lượng kali cao, giàu
chất xơ có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, làm ẩm ruột, giảm axit uric. Không
chỉ vậy, loại quả này có đến 90% là nước nên có thể làm tăng số lần đi tiểu và
đào thải axit uric ra khỏi cơ thể.
Axit uric cao nên ăn các loại rau chứa purin thấp để duy trì sức khỏe ổn định. Đồ họa: Thùy Dung© Được Lao Động cung cấp
Mướp đắng
Mướp đắng là thực phẩm có tính kiềm cùng hàm lượng vitamin cao.
Duy trì việc ăn mướp đắng thường xuyên có thể giúp giải quyết vấn đề nóng
trong, hỗ trợ quá trình bài tiết axit uric diễn ra nhanh hơn, hiệu quả
hơn.
Cà tím
Cà tím có chứa hàm lượng purin tương đối thấp. Loại quả này có
tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giảm đau, đồng thời có tác dụng thúc đẩy mạnh
mẽ quá trình bài tiết axit uric. Vì vậy, bổ sung cà tím vào thực đơn ăn uống là
phương án hay cho những người có chỉ số axit uric cao hoặc những người đang mắc
bệnh gout.
Cần tây
Trong thành phần của cần tây rất giàu cellulose. Vì vậy, việc bổ
sung cần tây vào thực đơn hàng hàng có thể cải thiện chứng khó tiêu và thúc đẩy
nhu động đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, cần tây cũng là một loại rau có hàm lượng
purin thấp, isoflavone và apigenin của giúp trung hòa các chất có tính axit, do
đó ức chế sự hình thành axit uric.
Nhận xét
Đăng nhận xét