Lợi ích bất ngờ của sữa với bệnh gút
Huyền Mai (theo medicalnewstoday.com)
© Lao Động
Sữa và
các sản phẩm từ sữa có thể có tác động tốt đến bệnh nhân mắc bệnh gút. Các
protein trong sản phẩm từ sữa có thể giúp cơ thể loại bỏ và hạ thấp nồng độ
axit uric, ngăn ngừa các tinh thể axit uric tích tụ trong khớp gây ra bệnh gút.
Theo Tổ
chức Viêm khớp (the Arthritis Foundation), tiêu thụ các sản phẩm từ sữa ít béo
có thể giúp giảm nồng độ axit uric và giảm nguy cơ bùng phát bệnh gút. Protein
có trong sữa cũng giúp loại bỏ axit uric qua đường nước tiểu.
Sữa tác
động đến bệnh gút như thế nào?
Một
nghiên cứu năm 2018 cho thấy các sản phẩm từ sữa giúp làm giảm nồng độ axit
uric trong cơ thể và làm giảm nguy cơ mắc bệnh gút. Sữa có chứa ít purin. Đồng
thời, sữa chứa casein, whey protein và canxi - giúp cơ thể bài tiết axit uric
qua đường nước tiểu.
Một
nghiên cứu khác năm 2021 đã nghiên cứu mức độ phổ biến của bệnh gút ở Nhật Bản
và mối liên hệ của nó với chế độ ăn uống hằng ngày. Tác giả bài nghiên cứu chỉ
ra rằng, sữa bột tách béo có chứa chiết xuất chất béo sữa G600 và một chất tên
glycomacropeptide - một loại protein giúp cải thiện tình trạng đau khớp và làm
giảm các đợt bùng phát bệnh gút trong 3 tháng.
Sữa có
tác hại gì với bệnh gút không?
Không
chỉ an toàn, sữa còn có lợi cho những người mắc bệnh gút. Một số sản phẩm từ
sữa giúp làm giảm nguy cơ mắc nồng độ axit uric cao và bệnh gút.
Tổ chức Viêm khớp khuyên những người mắc bệnh gút nên uống sữa
tách béo. Protein có trong sữa có thể giúp loại bỏ các axit uric dư thừa, từ đó
giúp giảm nồng độ axit uric trong máu và giảm nguy cơ bùng phát bệnh gút. Tuy
vậy, bệnh nhân gút cũng được khuyên không nên ăn uống các sản phẩm từ sữa có
chất béo.
Người
bị bệnh gút nên uống bao nhiêu sữa một ngày?
Một số
chuyên gia khuyên rằng, chế độ ăn Địa Trung Hải và DASH là chế độ ăn tốt nhất
cho bệnh nhân gút và để tăng cường sức khỏe tổng thể.
Chế độ
ăn Địa Trung Hải bao gồm tiêu thụ vừa phải các sản phẩm từ sữa ít béo, mỗi ngày
hoặc mỗi tuần, trong đó một khẩu phần tương đương với một ly sữa, hoặc sữa
chua.
Chế độ ăn DASH bao gồm 2-3 khẩu phần sản phẩm từ sữa ít béo hoặc
sữa tách béo mỗi ngày.
Loại
sữa nào là tốt nhất?
Sữa ít
béo hoặc sữa tách béo là loại sữa có lợi nhất cho người mắc bệnh gút hoặc người
mắc chứng huyết áp cao.
Theo Tổ
chức Viêm khớp, các lựa chọn sản phẩm từ sữa phù hợp với người bệnh gút bao
gồm:
Sữa
không lactose
Sữa hạt
Sữa đậu
nành
Nhận xét
Đăng nhận xét