Chủ Nhật, 18 tháng 2, 2024

Một số loại hạt hay ăn ngày Tết, có thể giúp giảm axit uric trong cơ thể

                                         Hương Giang (Theo Healthshots)

Một số loại hạt có thể giúp giảm lượng axit uric trong cơ thể. Đồ họa: Hương Giang© Lao Động

Các loại hạt dinh dưỡng là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, protein và chất béo lành mạnh. Đặc biệt, các loại hạt có hàm lượng purine thấp nên những người có nồng độ axit uric trong máu cao, người mắc bệnh gout đều có thể ăn các loại hạt dinh dưỡng.

1.Hạt điều

Những loại hạt này có ít purin và rất bổ dưỡng. Hạt điều rất hữu ích trong việc giảm cholesterol LDL và cũng tăng cường cholesterol lành mạnh, HDL. Chúng chứa các vitamin và khoáng chất quan trọng cần thiết để duy trì các chức năng của cơ thể và phù hợp với bệnh nhân gout.

2.Hạt óc chó

Quả óc chó có nhiều Omega-3 và là nguồn protein phù hợp với người bệnh gout. Chúng cũng có đặc tính chống viêm. Quả óc chó là nguồn cung cấp dưỡng chất cần thiết an toàn cho người có nồng độ axit uric cao.

3.Hạnh nhân

Thêm hạnh nhân vào chế độ ăn uống của bạn sẽ giúp giảm nồng độ axit uric vì chúng chứa ít purin và chứa nhiều vitamin E, magie và mangan. Vỏ của hạnh nhân cũng rất giàu chất chống oxy hóa, giúp chống lại các gốc tự do.

4.Hạt lanh

Hạt lanh rất giàu axit béo thiết yếu mà cơ thể không thể tự sản xuất được. Dầu hạt lanh có tác dụng chống viêm trên cơ thể, có thể làm giảm cơn đau do nồng độ axit uric cao.

 

Thứ Bảy, 17 tháng 2, 2024

Tác dụng của bí đao trong việc hỗ trợ hạ axit uric

 HẠ MÂY (THEO ABOLUOWANG)

Bí đao có tác dụng hỗ trợ hạ axit uric. Ảnh: Kiều Vũ© Lao Động

axit uric tích tụ quá nhiều sẽ gây ra bệnh gút nên trong việc điều trị, chúng ta phải ức chế axit uric dư thừa. Do đó, chúng ta có thể thường xuyên ăn bí đao để hỗ trợ đào thải axit uric.

Điều quan trọng nhất để điều trị bệnh gút, ngăn ngừa axit uric cao là phải đào thải urat và đảm bảo lượng axit uric mới được hình thành ở mức thấp. Điều này đòi hỏi chúng ta phải hạn chế uống rượu và ăn ít thực phẩm có hàm lượng purine cao (chủ yếu là thịt, đặc biệt là nội tạng động vật). Đồng thời, ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng purine thấp (chủ yếu là trái cây và rau quả). Trong số đó, bí đao tác dụng đào thải axit uric khá hiệu quả.

Bí đao có tính lạnh, lợi tiểu, thanh nhiệt, tiêu đờm... Bí đao có giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100 gram thịt bí đao chứa 0,4 gram protein, 2,4 gram carbohydrate, 20 mg canxi, 12 mg phốt pho, 0,3 mg sắt và nhiều loại vitamin. Ngoài ra, vì có chứa axit propanoic nên nó đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa cơ thể tăng cân và thúc đẩy thể hình.

Đặc biệt, bí đao chứa nhiều vitamin C, hàm lượng kali cao và hàm lượng natri thấp, có thể đẩy nhanh quá trình đào thải axit uric ra khỏi cơ thể.

Ngoài ra, bí đao có tác dụng lợi tiểu, tăng cường tuần hoàn vi mạch, giúp trao đổi chất và giúp loại bỏ lượng nước dư thừa ra khỏi cơ thể. Vì vậy, những người mắc bệnh gút, axit uric cao có thể thường xuyên ăn bí đao.

Bí đao còn là loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như polyphenol, flavonoid và anthocyanin. Axit uric cao cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các chất chống oxy hóa sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây hại cho tế bào và tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Flavonoid sẽ giúp giảm bớt các vấn đề phát sinh của bệnh gút.


Thứ Năm, 15 tháng 2, 2024

Chế độ ăn uống phù hợp cho người bệnh gút

                                      HƯƠNG SƠN (THEO HEALTH) 

GUT là một loại viêm khớp thường gặp nhất do tăng axit uric máu - sự tích tụ axit uric trong máu. Nồng độ axit uric trong máu bình thường thấp hơn 6,8 mg/dL. Khi nồng độ tăng cao hơn mức này, khiến các tinh thể axit uric hình thành và tích tụ trong khớp, có thể dẫn đến các triệu chứng bệnh gút như đau và sưng. Ăn uống đúng cách để giúp cơ thể khoẻ mạnh.

Mặc dù không có một loại thực phẩm nào có thể giúp điều trị bệnh gút, nhưng việc bổ sung một số loại thực phẩm, đồ uống nhất định và chuyển sang chế độ ăn nhiều thực vật hơn có thể giúp kiểm soát tình trạng bệnh.

Hầu hết các protein động vật như thịt và hải sản đều chứa nhiều purin như hypoxanthine. Các nguồn protein từ thực vật như đậu và đậu lăng có chứa purin, nhưng chúng chứa các loại purin khác với các sản phẩm từ động vật.

Chế độ ăn uống phù hợp cho người bệnh gút© Getty

Các purin adenine và guanine chiếm hơn 60% tổng số purin được tìm thấy trong thực phẩm thực vật như đậu và rau. Những loại purin này ít có khả năng góp phần tích tụ axit uric so với các loại purin có trong protein động vật như hypoxanthine.

Hơn nữa, thực phẩm từ thực vật và một số loại đồ uống như cà phê có chứa các hợp chất ức chế sản xuất axit uric trong cơ thể. Dưới đây là một số loại thực phẩm tốt nhất để thêm vào chế độ ăn uống của bạn để giúp kiểm soát bệnh gút.

Quả anh đào

Các nghiên cứu cho thấy thường xuyên ăn quả anh đào rất hữu ích trong việc giảm các cơn gút cấp. Các nhà nghiên cứu cho rằng, các hợp chất chống viêm tập trung trong quả anh đào - như anthocyanin - giúp giảm viêm khớp. Ngoài ra, ăn quả anh đào và uống nước ép anh đào có thể giúp giảm nồng độ axit uric hiệu quả.

Cà phê

Uống cà phê có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh gút và một số nghiên cứu cho thấy nó có thể giúp giảm nồng độ axit uric ở một số người mắc bệnh gút. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn để hiểu cà phê tác động đến mức axit uric như thế nào.

Một số sản phẩm từ sữa

Các sản phẩm từ sữa không đường như sữa có chứa protein casein và lactalbumin, giúp giảm nồng độ axit uric. Nó cũng chứa một hợp chất gọi là axit orotic, giúp thúc đẩy bài tiết axit uric.

Thực phẩm giàu vitamin C

Trái cây và rau quả chứa nhiều vitamin C, một chất dinh dưỡng có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ. Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn, nhưng lượng vitamin C trong chế độ ăn uống cao có liên quan đến việc giảm nồng độ axit uric.

Mặc dù một số loại thực phẩm đã được chứng minh là hữu ích trong việc giảm nồng độ axit uric, nhưng điều quan trọng là phải xem xét toàn bộ chế độ ăn uống của bạn khi cố gắng kiểm soát bệnh gút. Bổ sung các loại thực phẩm chọn lọc như quả anh đào và đồ uống như cà phê có thể giúp ích cho các triệu chứng của bạn, nhưng việc chuyển sang chế độ ăn uống tổng thể lành mạnh hơn mới là điều quan trọng nhất.



Chủ Nhật, 11 tháng 2, 2024

Cách làm giảm axit uric trong cơ thể nhanh nhất

                       Hương Giang (Theo Medical News Today)

Một số cách nhanh nhất giúp bạn giảm axit uric trong cơ thể. Đồ họa: Hương Giang© Lao Động

Nồng độ axit uric trong cơ thể tăng lên có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như ảnh hưởng đến thận, làm tăng nguy cơ tạo sỏi, bệnh gout. Dưới đây là một số cách nhanh nhất giúp bạn giảm axit uric trong cơ thể.

Uống nhiều nước mỗi ngày

Axit uric thường được loại bỏ khỏi cơ thể qua đường nước tiểu. Các chuyên gia khuyến cáo nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày, chia nhỏ ra nhiều lần trong ngày.

Việc bổ sung nước giúp kích thích tạo nước tiểu và tăng cường hoạt động lọc của thận. Khi này, axit uric sẽ được loại bỏ khỏi cơ thể nhanh chóng hơn.

Bổ sung vitamin C

Vitamin C có thể giúp giảm mức axit uric trong máu thông qua một số cơ chế. Một trong những cơ chế chính là vitamin C giúp tăng cường quá trình loại bỏ axit uric qua thận, giảm sự tái hấp thụ của nó trong máu.

Ngoài ra, vitamin C cũng có thể giảm khả năng tạo thành tinh thể urate trong các khớp, giảm nguy cơ các vấn đề liên quan đến axit uric cao như bệnh gout.

Lưu ý, vitamin C chỉ nên uống vào ban ngày (trước 6h tối) để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý làm suy giảm chức năng thận.

Ăn cherry

Cherry chứa anthocyanin, một hợp chất chống oxy hóa có khả năng giảm viêm và ổn định cân bằng axit uric. Anthocyanin có thể ảnh hưởng đến một số quá trình trong cơ thể, bao gồm giảm tổng sản xuất axit uric và tăng cường quá trình loại bỏ axit uric qua thận.

Một số nghiên cứu đã gợi ý rằng việc ăn cherry, đặc biệt là cherry đen, có thể giảm mức axit uric và giảm nguy cơ cơn gout. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hiệu quả có thể khác nhau giữa mỗi người.

Uống cà phê

Trong một nghiên cứu cho thấy, những phụ nữ uống 1 - 3 tách cà phê mỗi ngày giảm 22% nguy cơ mắc bệnh gout. Caffeine trong cà phê có thể tăng cường quá trình loại bỏ axit uric qua thận, giúp giảm nồng độ axit uric trong máu. Ngoài ra, caffeine cũng được cho là có tác động chống viêm và giảm nguy cơ gout.

Tuy nhiên, cần uống cà phê ở lượng vừa phải vì caffeine trong cà phê là một chất dễ gây nghiện. uống nhiều cà phê còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của mọi người.

Giảm thực phẩm giàu purin

Purin là một hợp chất tự nhiên được cung cấp từ thực phẩm. Ở trong cơ thể, quá trình phân hủy purin sẽ tạo ra các axit uric. Do đó, một chế độ ăn cung cấp hàm lượng cao purin duy trì trong thời gian dài liên tục sẽ làm tăng cao nồng độ axit uric trong cơ thể, tăng nguy cơ bị bệnh gout.

Trong đó có các loại thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản. Đây là nguồn sản xuất axit uric cao nhất, nên thay vì tiêu thụ chúng thì ta có thể thay bằng các loại thịt trắng như thịt cá sông hay thịt ức gà có chứa hàm lượng đạm cao nhưng lại có rất ít purin, rất tốt cho người bị bệnh gout do có khả năng chống lại quá trình kết tủa của axit uric trong cơ thể.


 

Chủ Nhật, 4 tháng 2, 2024

Tác dụng của ăn bưởi tới người có chỉ số axit uric cao

 

Thêm bưởi vào chế độ ăn có thể làm giảm nồng độ axit uric, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh gout. Đồ hoạ: Phương Anh© Lao Động

Đối với những người có nồng độ axit uric cao, việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều loại trái cây là rất quan trọng. Dưới đây là tác dụng của trái bưởi tới người có chỉ số axit uric cao.

Bệnh gout là một dạng viêm khớp phổ biến, người bệnh thường chịu những cơn đau đột ngột và dữ dội ở các khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối. Ngoài những cơn đau là hiện tượng sưng đỏ, thậm chí không đi lại được. Một số phương pháp phòng ngừa bệnh gout như kiểm soát cân nặng, duy trì lối sống lành mạnh và có một chế độ ăn hợp lí.

Một nghiên cứu được công bố trên thư viện Y khoa National Library of Medicine (Hoa Kì) cho thấy, việc bổ sung vitamin C có thể làm giảm nồng độ axit uric trong cơ thể. Điều này cũng có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh gout.

Trong bưởi có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như chất xơ, vitamin C, kali, canxi... Mặc dù không có màu cam, nhưng trái bưởi lại chứa một lượng vitamin C lớn. Có khoảng 95 mg vitamin C trong 100 gram bưởi. Điều này khiến nó trở thành lựa chọn ăn kiêng tuyệt vời cho những ai có chỉ số axit uric cao hoặc mắc bệnh gout.

Thêm bưởi vào chế độ ăn cũng có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh đái tháo đường. Theo các nhà khoa học thuộc Đại học Hebrew (Israel) và Bệnh viện Đa khoa Massachusettes (Mỹ) cho biết, chất naringenin chống oxy hóa có trong bưởi có thể giúp gan đốt cháy lượng mỡ dư thừa. Đồng thời, quá trình này giúp cải thiện quá trình kiểm soát lượng đường trong máu.

Ngoài ra, ăn bưởi cũng giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Trái bưởi chứa nhiều pectin. Đây là một loại chất xơ hoà tan giúp cơ thể đốt cháy lượng Cholesterol trong máu.

Đối với những người có chỉ số axit uric cao hoặc bị mắc bệnh gout nên có chế độ ăn lành mạnh, uống nhiều nước, hạn chế rượu bia. Bên cạnh đó, nên kiểm tra nồng độ axit uric trong máu thường xuyên cũng như tham khảo ý kiến của bác sĩ.


 

Thứ Bảy, 3 tháng 2, 2024

MỘT GÓC NHÌN: NĂM GÓA PHỤ

 Tại sao Giáp Thìn 2024 gọi là "Năm góa phụ không nên cưới hỏi, hôn nhân dễ lục đục"? Phải làm sao hóa giải?

 19:20, Thứ bảy 03/02/2024

( PHUNUTODAY ) - Theo kinh nghiệm của người xưa những năm không tiết lập xuân như năm Giáp Thìn 2024 là năm rất xấu cho việc cưới hỏi kết hôn.

Tại sao gọi năm Giáp Thìn 2024 Âm lịch là năm góa phụ?

Theo lịch dương mỗi năm có 24 tiết khí, trong đó tiết khí lập xuân bắt đầu từ ngày 4/2. Thế nhưng năm Giáp Thìn 2024 bắt đầu từ ngày 10/2/2024 nghĩa là ngày lập xuân đã diễn ra vào tháng 12 Chạp năm Quý mão. Còn năm Giáp Thìn thì chỉ có 254 ngày và 23 tiết khí, thiếu tiết lập xuân.

Đây là tình trạng xảy ra có chu kỳ theo cách sắp xếp lịch của người xưa. Các nhà làm lịch cổ cứ 19 năm lại thêm 7 tháng nhuận vào âm lịch để thích ứng với sự biến đổi của thời tiết. Do đó cứ trong vòng 19 năm Âm lịch thì sẽ có 7 năm không có tiết Lập Xuân, 7 năm có 2 ngày Lập Xuân và 5 năm có một ngày. Năm Giáp Thìn 2024 không có ngày lập xuân nên được gọi là năm mù hay năm “vô xuân”, hoặc gọi là năm góa phụ. Năm góa phụ thiếu đi mùa xuân nên được cho là năm không tốt lành thuận lợi cho việc tình duyên kết hôn.

Do đó người xưa thường kiêng kết hôn vào năm góa phụ để tránh đi xui rủi, tránh tình trạng người vợ trở thành góa bụa, người chồng yểu mệnh, tránh cho hôn nhân lục đục, gia đình sa sút.

Năm Giáp Thìn 2024 có nên kết hôn?

Theo kinh nghiệm người xưa năm góa phụ thiếu tiết lập xuân là điềm báo cho một năm không may mắn thuận lợi hôn nhân. Kết hôn vào năm khuyết thiếu tiết lập xuân cũng như cuộc đời thiếu đi niềm vui, hôn nhân thiếu đi mùa xuân. Do đó người xưa mới cho rằng kết hôn vào năm góa phụ như năm Giáp Thfin 2024 là không tốt lành.

Thế nhưng năm 2024 trong văn hóa truyền thống Á Đông lại là năm con Rồng. Rồng là linh vật được nhiều người tín ngưỡng. Nhiều người săn con năm rồng. Bởi thế Giáp Thìn 2024 vừa là năm góa phụ khiến người ta ngại kết hôn lại vừa là năm tuổi Rồng đẹp khiến người ta muốn có con.

Bởi thế loại bỏ lời khuyên truyền thống của ông bà xưa, nhiều người vẫn tiến hành kết hôn để kịp săn con năm rồng.

Trên thực tế hôn nhân cần sự vun đắp từ tình yêu và sự yêu thương nhẫn nhịn bao dung, sự cố gắng của cặp đôi. Tình yêu cách ứng xử là phong thủy tốt nhất cho hôn nhân.

Thế nên dù bị ảnh hưởng bới quan niệm năm góa phụ hay bởi năm Rồng thì cũng không quan trọng bằng việc các cặp đôi có sẵn sàng kết hôn và có thể đồng cam cộng khổ vượt qua trắc trở hôn nhân hay không. Thế nên nhiều người vẫn tiến hành nghi thức để chuẩn bị kết hôn và sinh con Giáp Thìn 2024 bình thường mà không sợ năm góa phụ, năm mù như xưa nữa.

Phong thủy tốt cho hôn nhân

Để tạo thêm phong thủy tốt cho hôn nhân, các cặp đôi nên chuẩn bị sẵn sàng về tinh thần cũng như tài chính để bước vào hôn nhân và sinh con. Trong hôn nhân sự tôn trọng yêu thương bao dung, nhường nhịn, không tranh đúng sai, dùng thấu hiểu để dung hòa thì đó chính là phong thủy tốt nhất cho hôn nhân.

Trong gia đình có thể thay đổi một số mẹo phong thủy để hôn nhân bền vững hơn như sofa kê dựa tường, giường kê sát tường, trang trí những vật phong thủy cặp đôi trong phòng ngủ, đồ dùng trong nhà tránh góc nhọn, giường ngủ tránh sát cửa...

Thứ Năm, 1 tháng 2, 2024

Bổ sung vitamin C hằng ngày để hỗ trợ giảm axit uric, cải thiện bệnh gút

 

Để bổ sung vitamin C hỗ trợ giảm axit uric có thể dùng bông cải xanh hấp trong chế độ ăn. Ảnh: Phạm My© Lao Động

Vitamin C có thể hỗ trợ giảm lượng axit uric trong máu hiệu quả vì có thuộc tính axit uric niệu, làm tăng sự đào thải axit uric qua thận.

Bên cạnh đó, vitamin C cũng hoạt động tại các khu vực tái hấp thụ axit uric của thận, tăng tốc độ lọc cầu thận. Với thuộc tính chống oxy hóa mạnh, vitamin C giúp làm giảm những tổn thương do gốc tự do gây ra. Vì vậy, vitamin C được đánh giá là tốt cho người bệnh gút (gout). Người bệnh gút nên bổ sung thêm 500 - 1000mg vitamin C hằng ngày.

Nguồn để bổ sung vitamin C rất phong phú. Các loại trái cây giàu vitamin C gồm kiwi, dưa lưới vàng, đu đủ, ổi, bưởi… Trong chế độ ăn nên bổ sung khoai tây, cà chua, bông cải xanh, súp lơ trắng, ớt chuông đỏ.

Trong đó, 1/2 chén bông cải xanh chín sẽ cung cấp khoảng 50mg vitamin C. Cách để bông cải xanh giữ được nhiều vitamin C là hấp trong 5 phút. Hấp giữ được nhiều vitamin C hơn là luộc hoặc xào. Một chén súp lơ trắng có khoảng 40mg vitamin C. Đối với cà chua, khi ăn sống 1 quả cỡ trung bình sẽ cung cấp khoảng 20mg vitamin C. Hàm lượng vitamin C của cà chua sẽ giảm xuống nếu nấu chín. Nhưng 1 cốc nước ép cà chua chứa tới 170mg vitamin C…