CHUỐI

CHUỐI TIÊU

Về giá trị dinh dưỡng, trong mỗi 100gr chuối tiêu chứa: 97 kcal – 1,5g protein - 0,2g lipit – 22,2g glucit - 0.8g celluloza (fiber)– 329 mg Kali – 19mg Natri – 8 mg Calcium – 0,60 mg Fe – 41 mg Mg – 28 mg Phospho – 0,37 mg Zn – 0,14mg Cu – 0,12 mg Mn – 0.9 mcg Selen – 06 mg Vit. C – 0.04 mg Thiamin – 0,05mg Riboflavin (B2) – 0,7mg Niacin (Vitamin PP) –– 45μg Beta-caroten.

CHUỐI TÂY

Còn trong 100gr chuối tây sẽ có: 56 kcal – 0,9g protein - 0.3g lipit – 12,4g glucit – 2,6g celluloza (fiber)– 286 mg Kali – 17mg Natri – 12 mg Calcium – 0,50 mg Fe – 27 mg Mg – 25 mg Phospho – 0,32 mg Zn – 0,15mg Cu – 0,31 mg Mn – 1 mcg Selen – 06 mg Vit. C – 0,04 mg Thiamin – 0,07mg Riboflavin (B2) – 0,6mg Niacin (Vitamin PP) - 0.1mg Vit.E – 0.5 μg Vit K – 0.334mg Vit B5 – 0.367mg Vit B6 – 5,5 μg Vit H - 20 μg Folat - 26μg Beta-caroten.

Trên thực tế, tất cả các loại chuối đều có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe của con người. Vì thế, để biết loại chuối nào tốt hơn, chúng ta chỉ có thể dựa vào khẩu vị hoặc mục đích sử dụng của mỗi người.

Rủi ro khi ăn chuối

Theo Health, chuối là nguồn gây dị ứng cho 0,6% dân số nói chung, lên tới 67% và 46% đối với những người mắc bệnh hen suyễn hoặc viêm da dị ứng. Hãy tham khảo ý kiến các chuyên gia về sức khỏe nếu bạn nghi ngờ mình bị dị ứng chuối hoặc bất kỳ loại dị ứng thực phẩm nào.

Ngoài ra, chuối là nguồn giàu carbohydrate và đặc biệt chuối chín có hàm lượng đường tự nhiên cao hơn. Ăn quá nhiều carbs trong một lần thường làm tăng lượng đường trong máu, đặc biệt ở những người mắc bệnh tiểu đường.

Để giảm thiểu tác động của carbs lên lượng đường trong máu, bạn nên kiểm soát khẩu phần ăn và kết hợp thực phẩm giàu carb với protein nạc và rau không chứa tinh bột.

Chuối chứa kali, một loại khoáng chất mà những người mắc bệnh thận có nguy cơ bị thừa hoặc thiếu. Những người có lượng kali trong máu cao có thể được khuyên nên hạn chế các loại thực phẩm như chuối.

Chuối chín chứa nhiều oligo-fructan, một loại carbohydrate có thể không dung nạp được đối với những người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS), một tình trạng tiêu hóa đặc trưng bởi các triệu chứng như đau bụng và đầy hơi. Đối với những người nhạy cảm với oligo-fructans, nên hạn chế ăn chuối chín ở một khẩu phần nhỏ, khoảng 1/3 quả chuối.

Dưới đây là một số mẹo để dễ dàng tiêu thụ chuối:

Thêm chuối cắt lát vào ngũ cốc buổi sáng hoặc bột yến mạch.

Trộn chuối tươi hoặc đông lạnh với sữa/nước, các loại trái cây, rau quả khác, bột protein hoặc bơ hạt để có một ly sinh tố thơm ngon và bổ dưỡng.

Trải chuối nghiền lên bánh mì nướng và phủ các loại hạt cắt nhỏ.

Kết hợp chúng với các nguồn protein như sữa, phô mai, sữa chua, các loại hạt, bơ hạt để có một bữa sáng hoặc bữa ăn nhẹ bổ dưỡng.

Sử dụng chuối chín trong công thức làm bánh nướng để giảm lượng đường bổ sung…

Nhận xét

Bài đăng phổ biến