Máu 'bẩn' sinh đủ thứ bệnh
Tại sao máu 'bẩn' gây suy giảm tuổi thọ? Cần có bí quyết quét sạch 'rác thải' trong máu…
Mạch
máu - Ảnh: BVCC
Mạch máu
quyết định tuổi thọ, sắc đẹp, trí nhớ... Máu 'bẩn' khiến cơ thể sinh
đủ thứ bệnh nguy hiểm như huyết áp, đái tháo đường, tim mạch và ung thư... Cách
đơn giản giữ cho mạch máu luôn trẻ, khỏe và sạch ra sao?
Lối sống
gây "mạch máu ma"
Các bác
sĩ cho biết lối sống là nguyên nhân của bệnh tật và sự suy giảm tuổi thọ.
Bác sĩ
Đinh Minh Trí, Đại học Y dược TP.HCM, cho biết máu là một yếu tố quan trọng đối
với sức khỏe toàn diện, đóng vai trò quyết định trong nhiều chức năng cơ thể.
Máu xấu
hay máu độc thường được sử dụng trong đối thoại dân gian để chỉ các vấn đề liên
quan đến máu như thiếu máu, mỡ máu hay rối loạn tuần hoàn máu... Trong trường hợp
này, người có máu độc trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến chất lượng máu, gây cản
trở cho quá trình lưu thông máu, tạo ra nhiều tác động tiêu cực đối với sức khỏe.
Dùng
thuốc trị mỡ máu sai nguy hại hơn cả không dùng thuốc
PGS Nguyễn
Anh Tuấn - phó viện trưởng Viện phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân
đội 108 - cảnh báo nhiều yếu tố sinh hoạt hằng ngày như: chế độ ăn uống, đặc biệt
là người ăn nhiều chất béo bão hòa từ động vật, nhiều đường, ít ăn rau xanh; uống
nhiều rượu bia, chất kích thích, hút thuốc lá, thường xuyên không tập thể
dục khiến máu bị nhiễm bệnh, gây ra các bệnh lý như máu nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch,
tắc mạch, nhiễm trùng, thiếu máu...
Chỉ tính
riêng mỡ máu kéo dài sẽ tạo thành mảng xơ vữa động mạch, làm tắc nghẽn hoặc vỡ
mạch máu trong cơ thể. Nếu tắc mạch não gây nhồi máu não, tắc mạch ở tim gây nhồi
máu cơ tim, tắc mạch chi là tắc mạch tay chân.
Ngoài ra,
mỡ máu cao có thể dẫn tới các bệnh lý: cao huyết áp, viêm tụy, đái tháo đường
type 2...
Khi
mao mạch trong cơ thể bị suy giảm
Ngoài chất
lượng máu thì tổng chiều dài của các mao mạch trong cơ thể để vận chuyển máu
lên đến 100.000km. Các mao mạch có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động
sống của con người, giúp con người khỏe mạnh.
Các mao mạch
khỏe mạnh có thể suy giảm mạnh ở tuổi 40 trở đi, và đến tuổi 60 thì khoảng 40%
mao mạch trong cơ thể bị suy giảm. Cùng với sự gia tăng của tuổi tác, các mao mạch
suy giảm hoặc vỡ ra trở thành các mạch máu "xấu".
Sự suy giảm
các mao mạch được các nhà khoa học ví như những con tàu ma của hệ thống tuần
hoàn máu, ở đó chỉ tồn tại những mao mạch trống rỗng mà không có sự lưu thông
máu.
Các
"mạch máu ma" - hay được gọi là mạch máu xấu - là nguyên nhân gây ra
một loạt các căn bệnh liên quan:
- Hoạt
động tuần hoàn suy giảm. Máu "xấu" có thể gây nhiều hậu quả
tiêu cực bao gồm việc gây sớm tóc bạc, khả năng mang thai giảm sút, xuất hiện mụn
liên tục, mệt mỏi không lý do, thiếu năng lượng và khả năng tập trung giảm, thậm
chí buồn nôn, chóng mặt.
- Da
khô và nứt nẻ. Sắc
da bị thay đổi, gương mặt trở nên mệt mỏi. Thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Tăng
cân không rõ nguyên nhân, nhiều vấn đề sức khỏe khác như béo phì, đau nhức
khớp và rối loạn metabolic.
- Chứng
đau đầu và căng thẳng:
Các vấn đề về máu xấu có thể gây ra đau đầu, căng thẳng và khó chịu trong đầu.
- Thay
đổi tâm trạng: Máu
độc có thể tác động đến tâm trạng, gây ra các vấn đề như lo lắng, căng thẳng và
thậm chí là trầm cảm.
- Nguy
cơ tim mạch tăng cao.
Bí quyết
quét sạch "rác thải" trong máu
"Mạch
máu có thể gọi là "ống sinh mệnh" có thể quyết định tuổi thọ của con
người. Nếu mạch máu nhiễm bẩn, không chỉ làm cho các cơ quan không được cung cấp
đầy đủ dinh dưỡng mà còn gây ra tắc nghẽn mạch máu, các bệnh về tim mạch... và
khiến các cơ quan bị nhiễm độc. Do đó, làm sạch mạch máu là điều vô cùng quan
trọng"- bác sĩ Trí nhấn mạnh.
Tránh ba
thứ cao: Tránh huyết áp cao, đường huyết cao, mỡ máu cao... Cả ba việc này đều
là do chế độ ăn uống sai lầm, ăn quá nhiều, ăn nhiều đồ ngọt, ăn quá nhiều dầu
mỡ gây nên. Vậy nên điều đầu tiên cần làm là phải điều chỉnh lại chế độ ăn
uống lành mạnh nhiều rau củ quả, ngũ cốc nguyên cám, hạn chế thịt, hạn chế
đồ ngọt, hạn chế đồ ăn chiên xào...
Làm việc
và nghỉ ngơi không điều độ là "kẻ thù" của mạch máu. Nó sẽ dẫn đến mất
cân bằng nồng độ hormone. Thức khuya cũng sẽ khiến cơ thể tiết ra epinephrine
và norepinephrine dư thừa làm máu chảy chậm lại, tăng độ nhớt của máu, tăng
nguy cơ xơ vữa động mạch vành. Vì vậy nên đi ngủ trước 23h hằng ngày và đảm bảo
ngủ đủ 7 tiếng mỗi ngày.
Thức
khuya quá 11h gây ra rối loạn trong hoạt động phục hồi, đào thải độc tố của cơ
thể, lượng độc tố này tồn đọng trong mạch máu và làm nhiễm bẩn mạch máu. Người
thức đêm thường có thói quen ăn đêm, rất có hại cho mạch máu.
Không những
vậy, thức đêm muộn còn gây co mạch, tăng độ nhớt của mạch máu, khiến máu lưu
thông không tốt.
Từ bỏ
thói quen uống rượu, bia: Cồn có thể kích thích co mạch, gây tích tụ
"rác" và lipid trên thành mạch máu, gây xơ cứng động mạch. Nó cũng có
thể đẩy nhanh quá trình lão hóa mạch máu, thúc đẩy sự hình thành mảng bám và
tăng khả năng hình thành huyết khối. Ăn ít muối và đường. Ăn ít đồ chiên rán.
Những
con số cảnh báo
Theo thống
kê về Gánh nặng bệnh tật toàn cầu, mỡ máu cao được xác định là một trong các yếu
tố nguy cơ chính của nhiều bệnh mạn tính không lây.
Tại Việt
Nam, cứ 10 người trưởng thành thì có 3 người bị cholesterol cao (chiếm tỉ lệ
30%). Riêng khu vực thành thị, tỉ lệ người từ 25-74 tuổi có chỉ số cholesterol
cao lên tới 44,3%.
Đây là kết
quả điều ra theo mẫu dịch tễ học, còn số lượng thực tế người bị mỡ máu cao có
thể còn lớn hơn nhiều. 71% người bệnh không biết mình mắc bệnh cho đến khi đi
khám tổng quát, đa số không lường được biến chứng tai hại của bệnh.
Theo Tổ
chức Y tế thế giới, mỡ máu có liên quan đến 48% trường hợp tai biến mạch máu
não, 56% ca thiếu máu cơ tim trên toàn thế giới. Tại Việt Nam có 200.000 người
Việt đột quỵ mỗi năm do rối loạn mỡ máu.
Nhiều người
cho rằng những người thuộc nhóm máu O dễ bị muỗi đốt hơn, hay ai có máu ngọt,
làn da mịn màng thì dễ trở thành "thức ăn" của muỗi. Sự thật có phải
vậy?
Nhận xét
Đăng nhận xét