NHẮC LẠI KHÔNG THỪA: Tác dụng chữa bệnh của lá trầu không

  Lá trầu không chữa bệnh gì” có lẽ là câu hỏi rất nhiều người quan tâm, xưa nay người ta chỉ quen với việc xuất hiện loại cây này trong tiệc tùng cưới xin hay ma chay.

Do đó nội dung dưới đây cung cấp đầy đủ cho bạn đọc công dụng của cây trầu không trong chữa và điều trị bệnh.

1. Trị đau khớp

Trong lá trầu không chứa Chavicol, là một hoạt chất Phenol có tác dụng tốt trong việc chống viêm.

Chỉ cần giã nát lá, vắt lấy nước bôi trực tiếp vào sẽ giúp giảm đau nhanh chóng.

2. Làm lành vết thương

Trong lá trầu chứa chất chống oxy hóa nên có khả năng làm lành vết thương cực nhanh.

Chỉ cần giã nát, vắt lấy nước bôi vào vết thương, dùng thêm lá trầu phủ lên rồi băng lại. Vết thương sẽ nhanh chóng liền lại sau vài ngày.

Đối với vết thương bị nhiễm khuẩn kết hợp nước lá trầu với chút phèn chua (tỷ lệ 4g với 1 lít nước) để rửa vết thương.

3. Trị chứng khó tiêu

Lá trầu có tác dụng chống đầy hơi, xì hơi, giảm khó tiêu, bảo vệ dạ dày,… bằng cách thoa nước trầu không lên bụng hoặc nhai sống.

Cách nhai sống còn giúp tăng khả năng hấp thu các khoáng và dưỡng chất.

4. Giảm cân

Lá trầu không giúp tăng bài tiết dịch tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất, loại bỏ độc tố và nước dư thừa trong cơ thể.

Hơn nữa, do lượng chất xơ dồi dào cũng giúp giảm táo bón. Từ đó giúp giảm mỡ cơ thể hiệu quả.

5. Trị hơi thở hôi

Việc nhai lá trầu giúp gia tăng tiết nước bọt, có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn ở miệng bằng việc khôi phục độ pH, từ đó giúp giảm hôi miệng.

Để ý thì thấy các bà ở quê nhai trầu cau thường xuyên mặc dù răng đen nhưng rất chắc khỏe.

6. Điều trị rối loạn cương dương của nam giới

Lá trầu không có khả năng làm giãn mạch máu, chống chầm cảm vì vậy là thảo dược chữa rối loạn cương dương hiệu quả. Bằng cách nhai một lá trầu sau mỗi bữa ăn.

7. Chữa đau họng

Do có tính kháng khuẩn và chống viêm nên lá trầu có khả năng trị cảm lạnh và các rối loạn liên quan. Chỉ cần nghiền lẫn lá nó với mật ong rồi ngậm giúp bảo vệ họng khỏi nhiễm trùng.


8. Chữa bệnh trĩ

Nhờ có đặc tính kháng nấm, kháng sinh, diệt khuẩn tốt mà trầu không được sử dụng để điều trị viêm loét, sưng đau, nhiễm khuẩn, giúp chữa lành vết thương, cầm máu, se búi trĩ,… do đó rất phù hợp với việc điều trị bệnh trĩ.

Có hai cách làm như sau:

Cách một: Lấy 20 lá trầu không rửa sạch đun sôi với nước 10 phút, cho thêm thìa muối ăn. Dùng để xông hậu môn khi nước còn nóng, lúc ấm thì dùng để ngâm, dùng bã lá cọ rửa vùng hậu môn. Cách này phù hợp với bệnh trĩ ở cấp độ 1 và 2. Cách hai: Kết hợp lá trầu không với các nguyên liệu khác như quả cau, bồ kết, hạt gấc. Tất cả đem giã nát, rồi đun sôi với nước. Tiến hành các bước xông hơi và rửa y như cách một, phần bã dùng đắp lên hậu môn.

9. Chữa các bệnh phụ khoa

Các bệnh phụ nữ như viêm nhiễm buồng trứng, vòi trứng, dây chằng quanh tử cung voi trứng, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm nhiễm âm đạo, âm hộ, viêm đường tiết niệu, ngứa ngáy… thì có thể áp dùng các cách làm sau:

Cách một: Lấy 10 lá trầu không rửa sạch đun sôi 10 phút với 2 lít nước. Khi nước ấm, dùng khăn thấm lau nhẹ nhàng vùng kín.

Chú ý không dùng nước này thụt rửa sâu vào âm đạo có thể làm tổn thương, gây nhiễm trùng, không được bôi thêm nào khác vào âm đạo. Làm cách này mỗi tuần từ 2-3 lần.

Cách hai: Vò nát 10 lá trầu không trong 2 lít nước, lọc nước cho thêm 1 đến 2 muống cà phê muối biển.

Dùng dung dịch trên để rửa âm đạo từ 5-10 phút (tối đa 10 phút), tuần làm 2-3 lần.

Cách ba: Kết hợp 10 lá trầu với 10 lá trà xanh, vò nát rồi đun sôi với 2 lít nước.

Đợi nước ấm thì dùng khăn thấm lau vùng kín trong 5 phút. Tuần làm từ 2-3 lần.

10. Làm thuốc giảm đau

Đối với các trường hợp bị chấn thương trầy, rách, xước da, sưng viêm, phát ban,… Lấy vài lá trầu không giã nát đắp lên vùng vết thương, có thể chắt lấy nước thoa vào chỗ đau.

11. Chữa táo bón

Nhai nát vài lá trầu không nuốt lấy nước bỏ bã lúc đang đói hoặc có thể giã nát đun với nước, để nguội và qua đêm, hôm sau uống khi còn đói.

Cách này giúp chữa táo bón bởi trong lá trầu có rất nhiều chất chống oxy hóa giúp loại bỏ gốc tự do, khôi phục độ pH trong dạ dày.

12. Tăng cảm giác đói

Nhiều người bị đau bao tử khiến chán ăn, lúc này mất cân bằng độ pH trong dạ dày, làm hooc mon đói kém hoạt động.

Sử dụng lá trầu không sẽ giúp cân bằng lại độ pH, đảo thải độc tố, từ đó giúp ăn ngon miệng hơn.

13. Trị ho rát họng

Lấy lá trầu không, vài nụ đinh hương, nhục đậu khấu đun sôi uống 3 lần trong ngày. Cách này giúp kháng sinh mạnh, làm tan đờm, hạn chế viêm nhiễm, điều trị các cơn ho dai dẳng.

14. Chữa viêm phế quản

Lá trầu giúp giảm viêm ở phổi, cuống phổi, tan đờm, từ đó giúp chữa viêm phế quản hiệu quả.

Có thể dùng cách lấy lá trầu tẩm vào dầu mù tạt, mang hơ nóng rồi đắp lên vùng ngực, day nhẹ đều sẽ giúp giảm ho và dễ thở hơn.

15. Giúp khử trùng

Hoạt chất poly-phenol trong lá trầu giúp loại bỏ vi trùng, mầm bệnh trong cơ thể, giúp giảm đau với cơ thể đang bị viêm, sưng tấy.

16. Trị nấm

Giã nát lá trầu không rồi chà xát lên vùng da bị nấm thường xuyên giúp loại bỏ chứng bệnh này nhanh chóng.

17. Bị bỏng nước sôi

Dùng lá trầu không hơ nhẹ cho mềm, phết 1 lớp thầu dầu lên rồi đặt lên vết bỏng. Vài giờ thì thay một lần (có thể làm vào ban đêm, sáng sớm dậy thay).

18. Trị cảm lạnh

Lấy lá trầu giã nát, quấn vào khăn tay, nhúng qua nước ấm rồi đánh dọc lên hai bên cột sống.

19. Chữa đau đầu

Lấy cuống lá trầu giã nát, chắt nước cốt pha vào mật ong mà uống, phần đầu lá nhau nhỏ đắp vào hai bên vùng thái dương.

20. Chữa viêm da cơ địa

Dùng vài lá trầu không sạch, giã nát chà xát lên vùng viêm da cơ địa, hoặc có thể giã nhuyễn hãm với một ít nước sôi, vắt nước cốt chả lên vùng da bị bệnh (mỗi lần kéo dài 5-8 phút, mỗi ngày 1 lần).

Một cách khác nữa là dùng vài lá trầu không nấu nước tắm.

21. Chữa nước ăn chân

Lấy 8g lá trầu không và 50g lá ráy thái nhỏ, cho nước vào đun sôi để nguội rồi ngăm chân. Nếu không có lá ráy thì dùng mình lá trầu cũng được.

22. Trị cảm mạo

Dùng lá trầu không xát dọc xương sống theo một chiều từ trên xuống dưới (còn gọi là đánh gió) sẽ giúp trị cảm mạo hiệu quả.

23. Trị mụn nhọt

Lấy lượng bằng nhau 3 loại gồm lá trầu không, hoa dâm bụt và lá thồm lồm mang giã nát rồi đắp vào chỗ bị mụn nhọt.

24. Trị tiểu rắt

Dùng 10g mỗi vị gồm rễ cau và rễ trầu không (có thể thay bằng thân hoặc lá) mang sắc uống trong ngày. Làm liên tục vài ngày sẽ khỏi.

25. Chữa viêm chân răng chảy máu, có mủ

Dùng lá trầu không nấu thành cao mà bôi.

26. Chữa bong gân, sai khớp

Lấy 20g nghệ già, 12g mỗi vị lá trầu không, lá xạ can và lá cúc tần mang giã nát, trộn thêm chút giấm, đắp lên chỗ sưng đau rồi bọc gạc lại. Khoảng 2-3 ngày thì thay băng một lần.

27. Chữa vết thương hoặc bị bỏng

Lấy 300g lá trầu tươi, 300g tỏi tươi, 200g hành tươi, 200g lá ớt tươi và 1 ít mật lợn. Tỏi và hành bỏ vỏ, giã nhỏ cùng với lá ớt và lá trầu không.

Cho vào nấu kĩ với nửa lít nước, lọc lấy nước, tiếp tục cho thêm nước vào nấu và lọc 1 đến 2 lần nữa. Phần nước thuốc thu được đun cho cô lại còn 300ml.

Thêm vào 1kg đường đun cho thành cao lỏng, rồi bỏ mật lợn vào khuấy kĩ, cất vào lọ kín. Mỗi ngày lấy ra bôi 1 lần.

28. Trị say nắng

Lấu 5 lá trầu già, 15g tóc rối và 5ml dầu hỏa (loại trắng trong). Giá trầu giã nát, cho dầu hỏa và tóc rối và trộn, bọc vào một tấm vải mềm.

Dùng xát lên vùng thăn lưng, ngực bụng theo chiều từ trên xuống.

29. Giảm đau do đầy hơi

Người bị trào ngược dạ dày thường gặp các tình trạng như đau ngực, ợ nóng, nôn sống, khó nuốt,… rất khó chịu.

Dùng lá trầu không là giải pháp hiệu quả giúp kiểm soát hiện tượng trào ngược dạ dày nhờ cơ chế giữ cho tá tràng luôn được an toàn mỗi khi bị tấn công bởi chất độc và các gốc tự do.

Do đó, lượng axit dạ dày được cân bằng, giúp giảm cảm giác đầy hơi. Hơi gas được đẩy ra ngoài trong quá trình giãn nở và co thắt cơ vòng, ngăn chặn hiện tượng trào ngược axit lên thực quản, là tác nhân dẫn đến các cơn đau khó chịu.

30. Chống lạnh

Vào mùa đông khi ra đồng làm việc thường thấy người nông dân nhai trầu. Mục đích là để chống lại cái lạnh khó chịu, bảo vệ cơ thể.

31. Trị nấc, đa số ở trẻ sơ sinh

Lấy mẩu nhỏ lá trầu không dùng răng nhấm cho mềm rồi dán lên trán của trẻ. Hiệu quả ngay tức thì.

32. Trị phong thấp gây đau nhức tay chân

Lấy 12g rễ trầu không, 12g rễ lá lốt, 12g lá và rễ cây xấu hổ sắc nước uống. Làm liên tục trong vòng 1 tuần. Lưu ý không được cho hạt xấu hổ vào vì nó rất độc.

33. Trị các bệnh ngoài da như chàm, hắc lào, mẩn ngứa, lở loét, rôm sảy, trẻ em hăm, côn trùng đốt

Giã nhuyễn lá trầu rồi hòa với nước sôi, để ấm hoặc nguội rửa vào vết thương. Đối với trẻ sơ sinh ngoài việc rửa, mỗi lần thay bỉm dùng khăn thấm nước lá trầu lau vệ sinh vùng kín cho trẻ.

34. Thông tia sữa

Phụ nữ sau sinh thường bị tắc tia sữa, dùng lá trầu không hơ nóng đắp bầu vú sẽ giúp thông tia sữa và giảm đau.

35. Trị viêm họng

Lấy 5 lá trầu giã nát vắt lấy nước, thêm chút mật ong vào rồi ngậm hoặc nuốt từ từ sẽ rất hiệu nghiệm.

36. Điều trị suy nhược thần kinh

Lấy nước cốt lá trầu trộn với 1 thìa mật ong chia thành 2 lần uống trong ngày.

37. Trị hôi nách

Lấy nửa quả chanh tươi chà nhẹ và đều lên vùng nách, đợi 5 phút rồi rửa bằng nước cho sạch và lau khô. Giã nát là trầu vắt lấy nước lâu lên vùng nách, kết hợp mát xa và xoa đều xung quanh.

Kiên trì làm từ 2-3 tuần trước lúc đi ngủ, sáng hôm sau rửa lại thật sạch và lau khô. Ngoài ra luôn giữ cho nách được khô thoáng.

38. Bị choáng do chảy máu quá nhiều

Bài thuốc: Lá trầu không 2 phần, hạt cau già 2 phần và vôi tôi 1 phần.

Cách dùng: Tất cả tán nhuyễn, rải mỏng phơi khô, sấy khô, tán bột mịn, cho vào lọ bảo quản. Khi dùng lấy ra rắc vào vết thương.

(1...38 Thuốc đặc trị gia truyền – Lương y Nguyễn Kiều)

39 THÊM BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA GÚT

 Chữa bệnh gút bằng lá trầu và nước dừa đơn giản, hiệu quả

Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong thành phần của lá trầu chứa 2,4 % tinh dầu với các hoạt chất Chavicol, Chavibetol, Eugenol, Estragol… có nhiều tác dụng khác nhau. Trong đó, khả năng chống viêm khớp và điều trị bệnh gút hữu hiệu của chúng khiến nhiều người phải ngạc nhiên.

Nước dừa được coi là một chất điện phân tự nhiên giúp tăng cường sự trao đổi chất và cân bằng chuyển hóa các chất trong cơ thể. Uống nước dừa cũng giúp loại bỏ các cholesterol gây bệnh tim mạch; có khả năng kháng khuẩn, chống viêm... Vì vậy, uống nước dừa sẽ giúp đào thải axit uric ra khỏi cơ thể nhanh chóng và an toàn.

Chuẩn bị nguyên liệu:

Lá trầu tươi: 100g

Dừa xiêm: 1 quả

Cách làm:

- Dùng 1 quả dừa xiêm cắt vạt nắp, giữ nguyên nước dừa trong quả.

Dừa và lá trầu là bài thuốc trị bệnh gút hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

- Lá trầu rửa sạch, để ráo và thái thật nhỏ.

- Bỏ lá trầu vào ngâm trong quả dừa xiêm (nếu nước bị tràn có thể đổ bớt đi), đậy nắp gáo dừa lại.

- Ngâm 30 - 40 phút, sau đó bỏ bã và uống hết hỗn hợp nước bên trong. Lưu ý: Dùng bài thuốc này vào buổi sáng trước khi dùng bữa. Ngoài ra, người bệnh không nên ăn ngay sau khi uống mà hãy chờ cho nước dừa và tinh chất trầu hấp thụ vào cơ thể.

Chỉ cần dừa và lá trầu bạn có thể điều trị được bệnh gút - Ảnh minh họa: Internet

Bạn kiên trì dùng bài thuốc này trong vòng 7 ngày, đảm bảo cơn đau do bệnh gút mang lại sẽ biến mất.

Chữa bệnh gút bằng lá trầu và nước dừa là một bài thuốc dân gian đã được nhiều người áp dụng thành công. Tuy nhiên, nếu thấy cơn đau dữ dội hơn, bạn nên dừng lại để được thăm khám.

Trên đây là toàn bộ thông tin Cây Thuốc Dân Gian sưu tầm được về lá trầu không, đây quả là một loại thảo dược có nhiều tác dụng tuyệt vời. Tuy nhiên, việc chữa bệnh hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người và mức độ bệnh nặng hay nhẹ.

Đến đây thì bạn đã hiểu Vì sao mỗi gia đình nên trồng ngay cây này trong nhà dù chật hẹp tới mấy.

             Nguồn https://khoedepeva.com/

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến