Thứ Tư, 26 tháng 4, 2023

4 loại thịt thích hợp cho người cao huyết áp và đường huyết cao

 

Người có đường huyết cao, cao huyết áp cũng có thể ăn thịt. Đồ hoạ: Hạ Mây© Lao Động

Người cao huyết áp và đường huyết cao thường ngại ăn thịt do sợ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Tuy nhiên, nếu biết cách ăn vẫn có một số loại thịt thích hợp với những người này.

Gà không da

So với thịt đỏ, các axit béo không bão hòa chứa trong thịt trắng có thể điều chỉnh lipid máu bất thường. Là một trong những nguồn cung cấp protein tốt nhất, có thể chọn thịt gà nhưng phải loại bỏ da, vì phần lớn chất béo ẩn trong da gà.

Ngỗng

Hàm lượng chất béo trong thịt ngỗng cao hơn thịt gà nhưng thấp hơn nhiều so với các loại thịt khác.

Đồng thời, loại thịt này chứa nhiều loại axit amin, vitamin, nguyên tố vi lượng và khoáng chất.

Cá hồi

Cá hồi chứa nhiều axit béo không no, có thể làm giảm chất béo trung tính, tăng cholesterol lipoprotein tỉ trọng cao, tăng cường tính đàn hồi của mạch máu. Tuy nhiên, người cao huyết áp và đường huyết cao phải lưu ý ăn uống điều độ.

Thịt lợn nạc

Mặc dù thịt lợn có hàm lượng cholesterol cao nhưng thịt lợn cũng chứa nhiều lipoprotein tỉ trọng cao hơn, là loại cholesterol tốt. Do đó, người cao huyết áp và đường huyết cao có thể được ăn với số lượng vừa phải. Bên cạnh đó, người có đường huyết cao, cao huyết áp không nên tiêu thụ quá 75 gram thịt đỏ (thịt nguyên chất) mỗi ngày. Đồng thời, hãy cẩn thận với lượng chất béo bão hòa trong các loại thịt.

HẠ  MÂY (Theo aboluowang)

Chủ Nhật, 23 tháng 4, 2023

ĂN TÔM CHÚ Ý

 3 bộ phận 'cực độc' của tôm chứa đầy ký sinh trùng, đừng cố ăn kẻo hại sức khỏe

Dưới đây là 3 bộ phận cực độc của tôm các chuyên gia khuyên nên hạn chế ăn kẻo gây hại cho sức khỏe.

Tôm là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, có những bộ phận cực độc của tôm chứa đầy ký sinh trùng, được các chuyên gia khuyến cáo đừng cố ăn kẻo hại sức khỏe.

Những bộ phận "cực độc" của tôm

Vỏ tôm

Nhiều người thường cho rằng ăn tôm thì cần phải ăn cả vỏ để giúp chắc khỏe xương vì phần vỏ tôm mới chứa nhiều canxi. Nhưng sự thật là canxi trong vỏ tôm gần như không có hoặc có rất ít.

Thành phần chính của vỏ tôm cứng là do chứa chất chitin, một dạng polymer cấu thành lớp vỏ cho phần lớn các loài giáp xác. Nên khi bạn ăn phần vỏ này vừa không ngon vừa chẳng có chất gì đặc biệt.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nguồn canxi chủ yếu của tôm là từ phần thịt tôm nên bạn cứ ăn phần thịt của tôm là đủ.

Đầu tôm

Thói quen của nhiều người là ăn tôm phải ăn cả đầu vì cho rằng đầu tôm chứa nhiều canxi, nhất là phần mắt tôm rất tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên, trên thực tế thì trong đầu tôm có một túi chứa chất thải của tôm nên chứa khá nhiều kim loại nặng như asen.

Đầu tôm và chỉ tôm là những bộ phận cực độc của tôm tuyệt đối không ăn

Khi bạn ăn nhiều đầu tôm quá có thể nhiễm độc cho cơ thể. Đặc biệt, những phụ nữ đang mang thai trong ba tháng đầu có thể gây ra dị tật thai nhi nếu ăn quá nhiều đầu tôm.

Nếu đầu tôm có biểu hiện chuyển sang màu đen thì không nên ăn. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này có thể là do tôm sống trong môi trường nước bị nhiễm kim loại nặng, các loại muối kết tủa hoặc tôm bị bệnh dẫn đến đen mang.

Đường chỉ đen ở lưng tôm

Ở lưng con tôm có một đường chỉ đen. Đây chính là đường tiêu hóa của tôm chứa dạ dày và đại tràng. Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy đường này ở những con to.

Thông thường, đường chỉ tôm không gây hại cho sức khoẻ bởi khi chế biến ở nhiệt độ cao, các vi khuẩn trong đó sẽ bị tiêu diệt. Tuy nhiên, để món ăn được ngon và sạch hơn, bạn nên loại bỏ đường chỉ tôm trước khi chế biến.

Trên đây là 3 bộ phận cực độc của tôm bạn nên tránh xa.

 (VTC News) -THANH THANH(Tổng hợp) 

Thứ Bảy, 22 tháng 4, 2023

Loại vitamin giúp ngủ ngon, giảm gãy rụng tóc

 Chuyên gia dinh dưỡng Shen Xiabing khẳng định vitamin B6 là dưỡng chất quan trọng đối với sức khỏe làn da, mái tóc, đồng thời cũng liên quan mật thiết đến tâm trạng và giấc ngủ.

Chăm sóc tóc

Vitamin B6 tham gia vào quá trình phát triển của tóc, giúp tóc mọc nhanh và chắc khỏe hơn. Thiếu hụt loại vitamin này dễ gây ra tình trạng viêm da đầu, tóc gãy rụng và bạc sớm.

Loại vitamin giúp ngủ ngon, giảm gãy rụng tóc© Được Ngôi sao cung cấp

Vitamin B6 giúp tóc mọc khỏe, hạn chế gãy rụng.

Ổn định tâm trạng                   

Vitamin B6 có liên quan mật thiết đến quá trình trao đổi chất của estrogen, do đó sự thiếu hụt có liên quan chặt chẽ với sự thay đổi của nội tiết, gây ra xáo trộn về tâm trạng. Bổ sung đủ vitamin B6 góp phần đảm bảo cân bằng nội tiết, phòng ngừa các triệu chứng liên quan đến sức khỏe tinh thần như lo âu thái quá, stress, trầm cảm...

Ngủ ngon

Melatonin là một trong những hormone quan trọng đối với chất lượng giấc ngủ. Có đủ vitamin B6 sẽ giúp cơ thể cân bằng hormone, nhờ đó dễ đi vào giấc ngủ, ngủ ngon hơn. Ngoài các viên uống thực phẩm chức năng, vitamin B6 có nhiều trong các loại thịt động vật, các loại hạt đậu, bông cải xanh...

Loại vitamin giúp ngủ ngon, giảm gãy rụng tóc© Được Ngoi sao cung cấp

B6 có nhiều trong ở thịt lợn, gà, bò...

Cải thiện da

Vitamin B6 cũng liên quan đến quá trình tổng hợp collagen. Vì vậy, khi thiếu hụt B6 có thể khiến da lỏng lẻo, kém săn chắc, có thể gây ra viêm da tiết bã, kéo theo nhiều chứng bệnh da liễu.

                              Duk Sun (Theo ETToday) Ngôi Sao.

Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2023

Lợi ích của đu đủ với người tiểu đường

 

Đu đủ là loại quả có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ, trong đó có người mắc bệnh tiểu đường. Đồ hoạ: Thanh Vân© Lao Động

Đu đủ là loại quả chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng giảm viêm, chống lại bệnh tật. Đặc biệt, đu đủ có lượng đường an toàn nên đây là lựa chọn tốt và an toàn cho người bệnh tiểu đường.

Đối với người bị bệnh tiểu đường, nếu cơ thể không tạo ra hoặc sử dụng insulin đúng cách, đường có thể tích tụ trong máu. 

Người bệnh tiểu đường có thể kiểm soát đường huyết bằng cách sử dụng thuốc hoặc bằng cách duy trì thói quen sinh hoạt tốt như tập thể dục và có chế độ ăn phù hợp.

Dù không phải loại hoa quả nào người bệnh tiểu đường cũng có thể ăn, nhưng đu đủ là loại quả rất phù hợp. Hơn nữa, đây là loại quả rất dễ tìm. 

Lợi ích của đu đủ đối với người bệnh tiểu đường

1. Đu đủ có ít đường 

Hội Tim mạch Hoa kỳ khuyến cáo, kể cả người bệnh tiểu đường hay người bình thường, đều nên giới hạn lượng đường tiêu thụ trong ngày.

Đối với hầu hết phụ nữ, mức tiêu thụ đường trong một ngày là khoảng 6 muỗng cà phê đường. Đối với nam giới, đó là khoảng 150 calo mỗi ngày,  khoảng 9 muỗng cà phê đường.

Đu đủ có lượng đường an toàn cho người bị tiểu đường. Một số nghiên cứu năm 2015 đăng tải trên Tạp chí Y khoa Hoa Kỳ cũng cho thấy trong đu đủ có một số thành phần có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh tiểu đường tuýp 2.

Trong đu đủ rất giàu enzyme papain, enzyme này giúp bảo vệ những người bị tiểu đường khỏi tổn thương của gốc tự do gây nên.

2. Đu đủ đạt điểm an toàn về chỉ số đường huyết

Đu đủ đạt điểm 60 về chỉ số đường huyết (GI), vì vậy nó không làm tăng lượng đường trong máu quá nhanh.

Đối với người bệnh tiểu đường, chỉ số đường huyết là một giá trị được chỉ định cho các loại thực phẩm khác nhau cho biết một loại thực phẩm nhất định làm tăng lượng đường trong máu nhanh như thế nào. 

Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp có điểm từ 20 đến 49, thực phẩm có chỉ số đường huyết vừa phải là 50 đến 69 và thực phẩm có chỉ số đường huyết cao là 70 đến 100.

Hơn nữa, đu đủ cũng được chứng minh có tác dụng hạ đường huyết cho cơ thể. Trái cây này có chứa flavonoid, là chất chống oxy hóa tự nhiên có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.

3. Đu đủ còn có nhiều chất dinh dưỡng khác

Theo USDA, một quả đu đủ tươi nhỏ có khoảng 67 calo và có chứa nhiều loại vitamin cần thiết như vitamin A, vitamin B, vitamin C và vitamin E và các khoáng chất như folate, magie, đồng, kali, lutein, axit pantothenic.

Cụ thể, đu đủ cung cấp: 

2,67 g chất xơ, 10% giá trị hàng ngày 

286 mg kali, 6,08 phần trăm giá trị hàng ngày

95,6 mg vitamin C, 106,2% giá trị hàng ngày 

33 mg magiê, 8% giá trị hàng ngày

31 mg canxi, 3,1% giá trị hàng ngày

Vitamin C cùng với các chất chống oxy hóa khác trong đu đủ cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim ở những người mắc bệnh tiểu đường.

Thứ Năm, 20 tháng 4, 2023

Cách xào hoa đu đủ đực thơm ngon, không bị đắng

 Hoa đu đủ đực xào là món ăn được nhiều người yêu thích vì mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách xào hoa đu đủ đực thơm ngon, không bị đắng đơn giản nhất.

Cách xào hoa đu đủ đực thơm ngon, không bị đắng

Hoa đu đủ đực xào chay

Chuẩn bị: 100g hoa đu đủ đực, 3 – 4 lá đu đủ bánh tẻ, quả cà dại, hành tăm

Cách chế biến: Các nguyên liệu đem rửa sạch, cà cắt miếng vừa ăn, lá đu đủ thái nhỏ. Phi hành tăm cùng với dầu ăn cho thơm rồi cho tất cả vào xào nhanh tay, nêm nếm các gia vị cho vừa miệng. Dùng ăn kèm trong bữa cơm như một món rau.

Cách xào hoa đu đủ đực thơm ngon, không bị đắng rất đơn giản© Được VTC cung cấp

Món hoa đu đủ xào tỏi

Chuẩn bị: 200 – 300g hoa đu đủ đực tươi, tỏi và các gia vị thông dụng

Cách chế biến: Rửa và ngâm hoa đu đủ với nước muối pha loãng cho sạch, vớt ra để ráo nước. Luộc hoa qua nước sôi để giảm bớt vị đắng chát của hoa. Sau đó, vắt bớt nước, vò hoa cho nát rồi ướp với một chút gia vị, hạt tiêu để khoảng 5 phút cho thấm. Cuối cùng, bạn cho tỏi bằm vào chảo phi thơm rồi tiếp tục bỏ hoa đu đủ luộc vào đảo nhanh tay cho đều, tắt bếp.

Hoa đu đủ đực xào trứng gà

Món hoa đu đủ đực xào trứng gà rất đơn giản, sau khi đã sơ chế xong cho hoa đu đủ đực vào đảo đều với lửa lớn và nêm gia vị tùy theo khẩu vị mỗi gia đình. Tiếp tục đảo cho đến khi hoa đu đủ chín thì đập 1 - 2 quả trứng gà đảo đều tay để trứng quyện đều vào hoa đủ đủ đến khi chín. Tắt bếp và cho ra đĩa, hoa đu đủ đực xào giòn với vị đắng nhẵn, bùi bùi, quyện với trứng gà mềm béo béo thơm ngon và rất hấp dẫn.

Hoa đu đủ đực xào lòng gà

Đối với món hoa đu đủ đực xào lòng gà, sau khi lòng gà được sơ chế sạch cho vào chảo dầu nóng xào đến khi săn lại thì nêm gia vị sao cho vừa ăn rồi cho tỏi đã băm sẵn vào phi thơm. Đảo đều cho lòng gà vừa chín tới thì cho hoa đu đực đã được sơ chế qua vào xào tiếp cho đến chín thì tắt bếp và cho ra đĩa. Hoa đủ đủ sau khi xào với lòng gà vị đắng được giảm bớt, lòng dai dai ăn rất lạ miệng.

Hoa đu đủ đực xào thịt bò

Món đu đủ đực xào thịt bò, thịt trâu khá hấp dẫn, dễ làm. Thịt bò được thái lát mỏng tẩm ướp gia vị và cho lên bếp xào cho chín tới thì cho ra đĩa. Sau đó, tận dụng luôn chảo để xào hoa đu đủ đực đến khi chín tới thì cho thịt trâu hoặc thịt bò vào đảo đều, tắt bếp cho món ăn vào đĩa và sẽ ngon miệng hơn khi chúng ta thưởng thức món ăn khi còn nóng, thịt bò mềm ngọt xen với vị ngăm ngăm của hoa đu đủ rất nhiều chất dinh dưỡng.

Những điều cần lưu ý khi xào hoa đu đủ đực

Để chế biến món ăn từ hoa đu đủ đực, người làm chỉ giữ lại búp và những cánh hoa màu ngà, bỏ cuống. Sau đó cho hoa vào luộc qua nước sôi rồi vớt ra xả qua nước lạnh, vắt ráo nước, lúc này hoa đã bớt đi vị đắng.

Với bất kỳ món nào, vị hoa đu đủ đực có chút đăng đắng, bùi bùi, được nhiều gia đình sử dụng như một phương thuốc giúp tăng cường sức khỏe, khá dân dã và mang đậm hương vị quê hương.

Trên đây là cách xào hoa đu đủ đực thơm ngon, không bị đắng. Hãy làm thử cho cả nhà cùng thưởng thức nhé.

LÁ ĐU ĐỦ

 Lá đu đủ có tác dụng gì? 6 công dụng bất ngờ từ lá đu đủ

Bạn thường ăn quả đu đủ nhưng ít khi biết rằng lá đu đủ chính là một vị thuốc, thường được dùng nấu nước uống, mang lại nhiều công dụng chữa bệnh. Trong bài viết này, hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu xem lá đu đủ có tác dụng gì để biết cách dùng loại dược liệu này sao cho nhận được nhiều lợi ích sức khỏe nhất nhé!

Ăn hoặc uống nước lá đu đủ có tác dụng gì?

Dưới đây là 6 tác dụng của lá đu đủ mà bạn không nên bỏ qua:

1. Tác dụng chống oxy hóa

Lá đu đủ có chứa nhiều thành phần hóa thực vật, đáng kể như các alkaloid, saponin, flavonoid, glycoside, hợp chất phenolic, enzyme, axit amin, lipid, carbohydrate, vitamin và khoáng chất. Trong đó nhóm hợp chất thể hiện khả năng chống oxy hóa cao nhất phải kể đến các flavonoid. Và cũng nhờ vào các đặc tính chống oxy hóa này đã góp phần trực tiếp và gián tiếp trong việc truyền đạt các hoạt tính sinh học khác như hoạt động điều hòa miễn dịch, kháng vi-rút, trị đái tháo đường…

Do vậy, chiết xuất từ lá đu đủ được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm bảo vệ sức khỏe và các bài thuốc dân gian để điều trị bệnh.

2. Lá đu đủ có tác dụng gì? Chống lại bệnh sốt xuất huyết

Một trong những tác dụng hay được nhắc đến của lá đu đủ là chữa bệnh sốt xuất huyết.

Sốt xuất huyết là một bệnh do virus sốt xuất huyết gây ra, lây truyền bởi muỗi Aedes aegypti bị nhiễm virus này. Triệu chứng bao gồm cúm, chẳng hạn sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa và phát ban trên da. Trường hợp nghiêm trọng, bệnh gây ra tình trạng xuất huyết và có thể trụy mạch gây tử vong. Ở Ấn Độ, lá đu đủ được khuyên dùng để giảm sốt xuất huyết vì chiết xuất của nó được coi là có hiệu quả để nâng cao số lượng tiểu cầu, hồng cầu và bạch cầu ở bệnh nhân. Sự hiện diện của carpaine được biết đến như một hoạt chất dùng để điều trị các chứng rối loạn thể chất khác nhau và sốt siêu vi như sốt xuất huyết.

Các nghiên cứu in vivo đã chỉ ra rằng lá đu đủ có tác dụng làm tăng khả năng miễn dịch và ngăn ngừa sự ly giải tiểu cầu.

3. Lá đu đủ có tác dụng gì? Chống lại tế bào ung thư

Ngày nay nhiều người truyền tai nhau về tác dụng chống lại ung thư của lá đu đủ, vậy thực hư ra sao?

Theo nghiên cứu, các hóa thực vật trong lá và hoa đu đủ chủ yếu là các alkaloid, saponin, glycoside, hợp chất phenolic và flavonoid chịu trách nhiệm về đặc tính chống viêm và chống ung thư. Người bệnh ung thư tiền liệt tuyến, gan, cổ tử cung, phổi, tụy, vú… dùng dược liệu này được xem là có thể hỗ trợ điều trị bệnh.

Tuy nhiên, tác dụng chống ung thư của dịch chiết lá đu đủ chỉ mới được ghi nhận ở các nghiên cứu trong ống nghiệm và trên chuột, chưa có đủ bằng chứng khoa học để chứng minh tác dụng của lá đu đủ với tế bào ung thư của người, cũng như chưa xác định liều điều trị và độc tính.

4. Tác dụng điều hòa miễn dịch

Lá đu đủ có tác dụng gì? Ở Úc, lá đu đủ được ghi nhận ngoài các thành phần hoạt chất còn có vitamin E, A, C và vitamin B-17 dạng cô đặc được dùng để chữa bệnh cho bệnh nhân ung thư trong điều trị hóa trị liệu thông thường.

Chiết xuất lá đu đủ có thể thúc đẩy việc kiểm soát bệnh dị ứng, hoặc như một chất bổ trợ của các loại vắc-xin khác nhau. Chiết xuất metanol (MeOH) của đu đủ được nghiên cứu trên chuột trong 3 tuần có thể làm giảm mức độ của cytokine tiền viêm.

5. Lá đu đủ hỗ trợ điều hòa đường huyết và kiểm soát bệnh tiểu đường

Lá đu đủ có tác dụng gì? Nếu hoa đu đủ đực chữa bệnh tiểu đường là một bài thuốc phổ biến thì tương tự, lá đu đủ cũng có công dụng này.

Các nghiên cứu tiền lâm sàng đã cho thấy tác dụng điều trị tiểu đường hiệu quả của lá đu đủ trên chuột. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có thêm các nghiên cứu để chứng minh cho tác dụng điều trị tiểu đường trên người của dược liệu này. Song các nhà nghiên cứu vẫn cho rằng lá đu đủ là một phương pháp điều trị thay thế tiềm năng, ít gây tác dụng phụ trên người bệnh.

6. Thúc đẩy mọc tóc

Chiết xuất của lá đu đủ có thể thúc đẩy tóc phát triển, đồng thời ngăn ngừa tình trạng rụng tóc và hói đầu. Nước lá đu đủ chứa thành phần được sử dụng trong dầu gội chống gàu là hợp chất karpain có khả năng loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa trên da đầu. Karpain còn có chức năng như một loại dầu xả tự nhiên và mang lại vẻ bóng mượt cho mái tóc.

7. Một số tác dụng khác của lá đu đủ

Bên cạnh những tác dụng nổi bật kể trên, lá đu đủ cũng mang lại nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe như:

  • Bảo vệ sức khỏe hệ thần kinh và chống lại sự suy giảm nhận thức do nhôm và các tổn thương oxy hóa liên quan đến bệnh Alzheimer trong mô hình động vật.
  • Nhờ vào thành phần alkaloid, lá đu đủ còn được sử dụng làm thuốc chống co thắt, giảm đau và kháng khuẩn.
  • Lá đu đủ có tác dụng gì theo y học cổ truyền? Theo các bài thuốc y học cổ truyền, lá và hoa đu đủ đực có tác dụng chữa ho, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng về tiêu hóa, điều trị bệnh gan mật,…
  • Một số bài thuốc kết hợp lá đu đủ, vỏ thân cây đu đủ cùng một số loại thảo dược khác có tác dụng điều trị viêm khớp, thấp khớp cũng như chữa lành vết thương.

Một số lưu ý cần biết khi sử dụng lá đu đủ

Sau khi đã hiểu rõ lá đu đủ có tác dụng gì, để sử dụng loại dược liệu này an toàn và hiệu quả, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Không dùng cho người dị ứng với các thành phần trong lá và hoa đu đủ.
  • Thận trọng khi sử dụng cho trẻ em.
  • Lựa chọn địa chỉ mua dược liệu uy tín, đảm bảo chất lượng; nếu tự thu hái, bạn cần loại bỏ cuống và nhựa, rửa sạch trước khi dùng.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bạn được dùng hay không, liều lượng, thời gian sử dụng, cách theo dõi phản ứng phụ, cách chế biến dược liệu trước khi sử dụng lá đu đủ như một liệu pháp hỗ trợ điều trị bệnh.

Trên đây là 6 tác dụng nổi bật của lá đu đủ đối với sức khỏe, hy vọng có thể giúp bạn giải đáp được thắc mắc lá đu đủ có tác dụng gì và những lưu ý cần biết khi sử dụng loại dược liệu này nhé!

 

Thứ Tư, 19 tháng 4, 2023

Nhựa đu đủ có tác dụng gì?

 Đu đủ không chỉ là cây ăn quả mà các bộ phận của cây đu đủ còn là vị thuốc quý hỗ trợ chữa nhiều bệnh. Từ lá, hoa, quả, rễ cho đến nhựa. Vậy nhựa đu đủ có tác dụng gì?

Nhựa đu đủ có tác dụng gì?

Các chất có trong đu đủ chín, đu đủ xanh còn chứa 4% chất nhựa latex màu trắng đục là hỗn hợp của nhiều proteaza (loại men tiêu hóa chất đạm), trong đó chất chủ yếu là papain.

Một cây đu đủ trong một năm cho khoảng 100g nhựa (lấy quả khi còn non trên cây). Ngoài ra còn có chymopapain và papaya protenaza.

Đu đủ xanh còn chứa nhựa mủ - là hỗn hợp các men phân giải protein, có tác dụng tiêu hóa, phân giải thịt và giải phóng acid amin.

Nhựa đu đủ có giá trị sinh học cao, được ứng dụng trong thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm; với thành phần chính là papain, sau khi thu hoạch nhựa, quả vẫn được sử dụng cho các mục đích thực phẩm.

           Nhựa đu đủ có tác dụng gì??© Được VTC cung cấp

Tại Ấn Độ, với mục đích muốn sử dụng nhựa đu đủ, người ta lai tạo thành công giống đu đủ mới có hàm lượng mủ nhựa cao gấp 5 lần so với các giống thông thường.

Nhựa đu đủ còn được sử dụng để để điều chế thuốc chữa lệch khớp xương, thuốc tiêm giảm đau do các dây thần kinh gây nên hoặc sử dụng sắc làm thuốc chống các loại ký sinh trùng đường ruột như giun, sán, chữa hen phế quản trẻ em và kích thích chức năng hoạt động của gan, mật.

Ngoài ra, nhựa đu đủ được coi là vị thuốc giun ở nhiều nơi. Nó tác dụng trên giun đũa, giun kim, sán lợn (trichine) nhưng không tác dụng đối với giun móc (ankylostom). Tuy nhiên cần chú ý cẩn thận: lợn ăn lá đu đủ để tẩy giun thường bị xuống cân, khó vỗ béo trở lại.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng nhựa đu đủ

Nhựa đu đủ dùng làm thuốc giun nhưng cần chú ý tránh nguy hiểm đối với trẻ em và người loét dạ dày. Có khi được dùng bôi ngoài chữa trai chân và hột cơm, bệnh sang thấp (eczema) hoặc can tiểu (psoria-sis).

Tại Mỹ, nhựa đu đủ dùng làm trong kỹ nghệ chế bia, kỹ nghệ thực phẩm, kỹ nghệ thuốc, kỹ nghệ tơ sợi để làm cho sợi cỏ khô, kỹ nghệ làm da. Hàng năm nhập tới hơn 50 tấn nhựa.

Trên đây là những thông tin giải đáp về băn khoăn "Nhựa đu đủ có tác dụng gì?". Tuy mang lại nhiều lợi ích nhưng trước khi sử dụng nhựa đu đủ với mục đích làm đẹp hay chữa bệnh bạn cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.