LÁ ĐU ĐỦ
Lá đu đủ có tác dụng gì? 6 công dụng bất ngờ từ lá đu đủ
Bạn thường ăn quả đu đủ nhưng ít khi biết rằng lá đu đủ chính là một vị thuốc, thường được dùng nấu nước uống, mang lại nhiều công dụng chữa bệnh. Trong bài viết này, hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu xem lá đu đủ có tác dụng gì để biết cách dùng loại dược liệu này sao cho nhận được nhiều lợi ích sức khỏe nhất nhé!
Ăn hoặc uống nước
lá đu đủ có tác dụng gì?
Dưới đây là 6 tác dụng
của lá đu đủ mà bạn không nên bỏ qua:
1. Tác dụng chống
oxy hóa
Lá đu đủ có chứa nhiều
thành phần hóa thực vật, đáng kể như các alkaloid, saponin, flavonoid,
glycoside, hợp chất phenolic, enzyme, axit amin, lipid, carbohydrate, vitamin
và khoáng chất. Trong đó nhóm hợp chất thể hiện khả năng chống oxy hóa cao nhất
phải kể đến các flavonoid. Và cũng nhờ vào các đặc tính chống oxy hóa này đã
góp phần trực tiếp và gián tiếp trong việc truyền đạt các hoạt tính sinh học
khác như hoạt động điều hòa miễn dịch, kháng vi-rút, trị đái tháo đường…
Do vậy, chiết xuất từ
lá đu đủ được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm bảo vệ sức khỏe và các bài thuốc
dân gian để điều trị bệnh.
2. Lá đu đủ có
tác dụng gì? Chống lại bệnh sốt xuất huyết
Một trong những tác
dụng hay được nhắc đến của lá đu đủ là chữa bệnh sốt xuất huyết.
Sốt xuất huyết là một bệnh do virus sốt xuất huyết gây ra, lây truyền bởi muỗi Aedes aegypti bị nhiễm virus này. Triệu chứng bao gồm cúm, chẳng hạn sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa và phát ban trên da. Trường hợp nghiêm trọng, bệnh gây ra tình trạng xuất huyết và có thể trụy mạch gây tử vong. Ở Ấn Độ, lá đu đủ được khuyên dùng để giảm sốt xuất huyết vì chiết xuất của nó được coi là có hiệu quả để nâng cao số lượng tiểu cầu, hồng cầu và bạch cầu ở bệnh nhân. Sự hiện diện của carpaine được biết đến như một hoạt chất dùng để điều trị các chứng rối loạn thể chất khác nhau và sốt siêu vi như sốt xuất huyết.
Các nghiên cứu in
vivo đã chỉ ra rằng lá đu đủ có tác dụng làm tăng khả năng miễn dịch và
ngăn ngừa sự ly giải tiểu cầu.
3. Lá đu đủ có
tác dụng gì? Chống lại tế bào ung thư
Ngày nay nhiều người
truyền tai nhau về tác dụng chống lại ung thư của lá đu đủ, vậy thực hư ra sao?
Theo nghiên cứu, các
hóa thực vật trong lá và hoa đu đủ chủ yếu là các alkaloid, saponin, glycoside,
hợp chất phenolic và flavonoid chịu trách nhiệm về đặc tính chống viêm và chống
ung thư. Người bệnh ung thư tiền liệt tuyến, gan, cổ tử cung, phổi, tụy, vú…
dùng dược liệu này được xem là có thể hỗ trợ điều trị bệnh.
Tuy nhiên, tác dụng
chống ung thư của dịch chiết lá đu đủ chỉ mới được ghi nhận ở các nghiên cứu
trong ống nghiệm và trên chuột, chưa có đủ bằng chứng khoa học để chứng minh
tác dụng của lá đu đủ với tế bào ung thư của người, cũng như chưa xác định liều
điều trị và độc tính.
4. Tác dụng điều
hòa miễn dịch
Lá đu đủ có tác dụng
gì? Ở Úc, lá đu đủ được ghi nhận ngoài các thành phần hoạt chất còn có vitamin
E, A, C và vitamin B-17 dạng cô đặc được dùng để chữa bệnh cho bệnh nhân ung
thư trong điều trị hóa trị liệu thông thường.
Chiết xuất lá đu đủ
có thể thúc đẩy việc kiểm soát bệnh dị ứng, hoặc như một chất bổ trợ của các loại
vắc-xin khác nhau. Chiết xuất metanol (MeOH) của đu đủ được nghiên cứu trên chuột
trong 3 tuần có thể làm giảm mức độ của cytokine tiền viêm.
5. Lá đu đủ hỗ trợ
điều hòa đường huyết và kiểm soát bệnh tiểu đường
Lá đu đủ có tác dụng gì? Nếu hoa đu đủ đực chữa bệnh tiểu đường là một bài thuốc phổ biến thì tương tự, lá đu đủ cũng có công dụng này.
Các nghiên cứu tiền
lâm sàng đã cho thấy tác dụng điều trị tiểu đường hiệu quả của lá đu đủ trên
chuột. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có thêm các nghiên cứu để chứng minh cho
tác dụng điều trị tiểu đường trên người của dược liệu này. Song các nhà nghiên
cứu vẫn cho rằng lá đu đủ là một phương pháp điều trị thay thế tiềm năng, ít
gây tác dụng phụ trên người bệnh.
6. Thúc đẩy mọc tóc
Chiết xuất của lá đu
đủ có thể thúc đẩy tóc phát triển, đồng thời ngăn ngừa tình trạng rụng tóc và
hói đầu. Nước lá đu đủ chứa thành phần được sử dụng trong dầu
gội chống gàu là hợp chất karpain có khả năng loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa trên
da đầu. Karpain còn có chức năng như một loại dầu xả tự nhiên và mang lại vẻ
bóng mượt cho mái tóc.
7. Một số tác dụng
khác của lá đu đủ
Bên cạnh những tác dụng
nổi bật kể trên, lá đu đủ cũng mang lại nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe như:
- Bảo vệ sức khỏe hệ thần kinh và chống lại sự suy
giảm nhận thức do nhôm và các tổn thương oxy hóa liên quan đến bệnh
Alzheimer trong mô hình động vật.
- Nhờ vào thành phần alkaloid, lá đu đủ còn được sử
dụng làm thuốc chống co thắt, giảm đau và kháng khuẩn.
- Lá đu đủ có tác dụng gì theo y học cổ truyền?
Theo các bài thuốc y học cổ truyền, lá và hoa đu đủ đực có tác dụng
chữa ho, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng về tiêu hóa, điều trị bệnh gan mật,…
- Một số bài thuốc kết hợp lá đu đủ, vỏ thân cây đu
đủ cùng một số loại thảo dược khác có tác dụng điều trị viêm khớp, thấp khớp
cũng như chữa lành vết thương.
Một số lưu ý cần
biết khi sử dụng lá đu đủ
Sau khi đã hiểu rõ
lá đu đủ có tác dụng gì, để sử dụng loại dược liệu này an toàn và hiệu quả, bạn
cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
- Không dùng cho người dị ứng với các thành phần
trong lá và hoa đu đủ.
- Thận trọng khi sử dụng cho trẻ em.
- Lựa chọn địa chỉ mua dược liệu uy tín, đảm bảo chất
lượng; nếu tự thu hái, bạn cần loại bỏ cuống và nhựa, rửa sạch trước khi
dùng.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bạn được dùng hay
không, liều lượng, thời gian sử dụng, cách theo dõi phản ứng phụ, cách chế
biến dược liệu trước khi sử dụng lá đu đủ như một liệu pháp hỗ trợ điều trị
bệnh.
Trên đây là 6 tác dụng
nổi bật của lá đu đủ đối với sức khỏe, hy vọng có thể giúp bạn giải đáp được thắc
mắc lá đu đủ có tác dụng gì và những lưu ý cần biết khi sử dụng loại dược liệu
này nhé!
Nhận xét
Đăng nhận xét