Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2024

Điều gì xảy ra khi axit uric của cơ thể giảm?

  HƯƠNG SƠN (THEO EAT THIS NOT THAT)

 

Axit uric giảm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gút. Ảnh đồ hoạ: HƯƠNG SƠN© Lao Động

Khi axit uric trong cơ thể giảm, điều này có thể gây ra một số tác động và triệu chứng khác nhau. Chính vì vậy, việc giảm axit uric cần nằm trong ngưỡng cho phép của cơ thể.

Giảm nguy cơ của bệnh gút

Axit uric là một trong những yếu tố gây ra bệnh gút khi nồng độ của nó tăng cao trong máu và gây ra các tinh thể urat sodium tích tụ trong các khớp, gây viêm đau. Khi axit uric giảm, nguy cơ mắc bệnh gút có thể giảm đi.

Giảm nguy cơ của các vấn đề về thận

Nồng độ axit uric cao có thể gây ra các vấn đề về thận như sỏi thận hoặc bệnh thận. Khi axit uric giảm, nguy cơ này cũng có thể giảm.

Giảm triệu chứng của bệnh lý liên quan đến axit uric cao

Những người có nồng độ axit uric cao trong máu thường có nguy cơ cao hơn mắc các vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch và tiểu đường. Khi axit uric giảm, có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh này.

Có thể gây ra các triệu chứng khác

Mặc dù không phổ biến, nhưng một số người có thể trải qua một số triệu chứng khi axit uric giảm, bao gồm chóng mặt, mệt mỏi hoặc khó chịu.

Tuy nhiên, việc giảm axit uric cũng cần được điều chỉnh cẩn thận, vì axit uric đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể. Nếu có bất kỳ vấn đề hoặc triệu chứng nào liên quan đến axit uric, việc tư vấn và điều trị từ một bác sĩ hoặc chuyên gia y tế là cần thiết.

Ngưỡng axit uric trong máu người nam và nữ khác nhau như thế nào?

Ngưỡng axit uric trong máu của nam giới và nữ giới có sự khác nhau. Theo tiêu chuẩn y khoa, mức độ bình thường của axit uric trong máu được định nghĩa như sau:

1. Nam giới:

- Mức độ bình thường: Dưới 7,0 mg/dL (đo bằng đơn vị mg/dL) hoặc dưới 420 μmol/L (đo bằng đơn vị μmol/L).

- Mức độ tăng cao: Trên 7,0 mg/dL (đo bằng đơn vị mg/dL) hoặc trên 420 μmol/L (đo bằng đơn vị μmol/L).

2. Nữ giới:

- Mức độ bình thường: Dưới 6,0 mg/dL (đo bằng đơn vị mg/dL) hoặc dưới 360 μmol/L (đo bằng đơn vị μmol/L).

- Mức độ tăng cao: Trên 6,0 mg/dL (đo bằng đơn vị mg/dL) hoặc trên 360 μmol/L (đo bằng đơn vị μmol/L).

Đây chỉ là ngưỡng axit uric bình thường dựa trên tiêu chuẩn thông thường và có thể có sự khác biệt tùy thuộc vào từng phòng thí nghiệm và cơ sở y tế. Để có đánh giá chính xác về mức độ axit uric trong máu, bạn nên tham khảo kết quả xét nghiệm của bản thân với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.

 


Lợi ích của bột yến mạch với người có axit uric cao

 HẠ MÂY (THEO VERYWELLHEALTH)

Người có axit uric cao có thể sử dụng bột yến mạch. Đồ họa: Hạ Mây© Lao Động

Bột yến mạch có liên quan đến lợi ích sức khỏe tim mạch và nồng độ axit uric trong máu.

Việc tiêu thụ yến mạch nguyên hạt có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành. Yến mạch rất giàu vitamin và khoáng chất như phốt pho, thiamine, magiê và kẽm.

Bột yến mạch có thể giúp ích nếu bạn đang cố gắng giảm cân và duy trì quá trình giảm cân nhờ hàm lượng nước, chất xơ hòa tan cao. Duy trì cân nặng khỏe mạnh cũng là một trong những yếu tố lối sống quan trọng nhất để điều trị axit uric cao, bệnh gút.

Bột yến mạch không có nhiều purin như các loại thực phẩm khác như hải sản, nội tạng, rượu... Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, bột yến mạch nằm trong phạm vi purin vừa phải; những người mắc bệnh gút nên ăn không quá 2 khẩu phần mỗi tuần.

Kiểm soát và giảm lượng purin bạn tiêu thụ có thể giúp duy trì mức axit uric khỏe mạnh, ngăn ngừa các cơn gút nếu bạn bị bệnh gút hoặc bệnh thận. Lượng purin được khuyến nghị hằng ngày trong chế độ ăn uống ở Nhật Bản là dưới 400 mg để ngăn ngừa bệnh gút và tăng axit uric máu.

Một nghiên cứu tại Nhật Bản đã đưa bột yến mạch vào thực phẩm có hàm lượng purin vừa phải và không tìm thấy mối liên hệ nào giữa việc ăn vừa phải thực phẩm này khiến axit uric tăng.

Vì yến mạch mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nên người có axit uric cao có thể bổ sung bột yến mạch vào chế độ ăn uống của mình. Tuy nhiên, chúng ta cần ăn loại yến mạch nguyên chất và uống đủ nước. Đồng thời, duy trì chế độ ăn ít purin và tập luyện thường xuyên để kiểm soát axit uric.


Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2024

BỆNH GOUT CÓ XU HƯỚNG TRẺ HÓA, bác sĩ chỉ cách phòng ngừa

 Có biểu hiện sưng nóng đỏ đau khớp ngón chân phải, anh N.T.T (30 tuổi, ngụ TP.HCM) nghĩ mình bị đau do công việc phải đứng nhiều nên quyết định nghỉ ngơi ở nhà 2 ngày. 

Đến ngày thứ 3, chân sưng và đau hơn, anh đến bệnh viện khám, được bác sỹ chẩn đoán theo dõi gout, chỉ định làm xét nghiệm định lượng acid uric trong máu, cho kết quả 578 micromol/l.

Bệnh gout có xu hướng trẻ hóa. (Ảnh minh họa: Sở Y tế TP.HCM)© Được VTC cung cấp

Tương tự, anh N.H.V (29 tuổi, ngụ Long An) cũng có biểu hiện đau nhức. Nghĩ do chơi thể thao bị chấn thương nên anh V. quyết định đến bệnh viện chụp X-quang. Kết quả chụp X-quang chân anh V. hoàn toàn bình thường, không có dấu hiệu tổn thương. Bác

BS.CKII Kiều Mạnh Hà, Chủ nhiệm khoa Thần Kinh, Bệnh viện Quân y 7A, TP.HCM, cho biết, đối với 2 bệnh nhân trên, chỉ số acid uric trong máu rất cao. Bình thường lượng acid uric trong máu luôn được giữ ổn định ở nồng độ dưới 7,0 mg/dl (420 micromol/l với nam) và dưới 6.0 mg/dl (360 micromol/l với nữ).

Theo BS Mạnh Hà, bệnh gout là một loại viêm khớp do sự tích tụ của các tinh thể acid uric trong các khớp và các mô xung quanh.

Bệnh gout có thể gây ra các triệu chứng như sưng đỏ, nóng, đau nhức ở các khớp, đặc biệt là khớp ngón chân cái. Bệnh này cũng có thể dẫn đến các biến chứng như sỏi thận, tăng huyết áp, bệnh tim mạch và suy giảm chức năng thận.

"Bệnh gout trước đây được coi là bệnh của người già, nhưng hiện nay bệnh gout đang có dấu hiệu trẻ hóa. Theo một số nghiên cứu, tỷ lệ người trẻ mắc bệnh gout ngày càng tăng cao khoảng từ 15% - 20% so với trước. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do chế độ ăn uống và lối sống không lành mạnh của người trẻ", BS Hà nói.

Theo BS Hà, một số nguyên nhân gây ra bệnh gout ở người trẻ là do ăn quá nhiều thực phẩm giàu purin, một loại hợp chất có trong thịt đỏ, gan, thận, tim, cá cơm, cá hồi, sò, tôm, cua, các loại đậu và rau củ quả như nấm, bông cải, bơ...

Purin khi được tiêu hóa sẽ tạo ra acid uric trong máu. Nếu lượng acid uric vượt quá khả năng bài tiết của thận, acid uric sẽ lắng đọng trong các khớp và gây viêm.

Ngoài ra, việc uống quá nhiều bia rượu và các loại nước có gas cũng là một nguyên nhân. Bia rượu và nước có gas chứa cồn và fructose, hai chất có thể kích thích sản sinh acid uric trong máu.

Việc uống quá nhiều đồ uống này cũng làm giảm khả năng bài tiết acid uric của thận. Nếu thận bị suy giảm chức năng, acid uric sẽ tích tụ trong máu và gây ra bệnh gout.

Bên cạnh đó, người thừa cân và béo phì có xu hướng sản sinh nhiều acid uric hơn so với người có cân nặng bình thường. Hơn nữa, người béo phì cũng có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến bệnh gout như tăng huyết áp, tiểu đường và bệnh tim mạch.

"Một số người có gen bẩm sinh làm cho họ dễ sản sinh hoặc khó bài tiết acid uric hơn so với người bình thường. Do đó, người có cha mẹ hay anh chị em ruột mắc bệnh gout sẽ có nguy cơ cao hơn", BS Hà thông tin thêm.

BS Hà cho hay, sử dụng một số loại thuốc có thể làm tăng nồng độ acid uric trong máu hoặc làm giảm khả năng bài tiết acid uric của thận. Ví dụ như thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc điều trị ung thư (cytotoxic), thuốc điều trị cao huyết áp (thiazide), thuốc chống viêm gút (colchicine) và thuốc giảm cholesterol (niacin).

Chế độ ăn uống và lối sống không lành mạnh của người trẻ là một trong những nguyên nhân bị bệnh gout. (Ảnh minh họa)© Được VTC cung cấp

Để phòng ngừa bệnh gout ở người trẻ, cần ăn uống hợp lý và cân đối. Hạn chế các thực phẩm giàu purin, cồn và fructose. Tăng cường ăn các thực phẩm chứa vitamin C, vitamin E, omega-3 và các chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe xương khớp. Uống đủ nước mỗi ngày để giúp thận bài tiết acid uric.

Thực hiện chế độ ăn kiêng và tập luyện thể dục thường xuyên để giảm cân một cách an toàn và hiệu quả. Tránh giảm cân quá nhanh hoặc quá mạnh vì có thể làm tăng nồng độ acid uric trong máu.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ và theo dõi nồng độ acid uric trong máu. Nếu có triệu chứng bất thường hoặc nghi ngờ mắc bệnh gout, nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tuân thủ các hướng dẫn sử dụng thuốc.

Stress và áp lực có thể làm tăng sản sinh cortisol, một loại hormone có liên quan đến việc tăng nồng độ acid uric trong máu. Do đó, nên tìm những cách thư giãn và giải tỏa stress như nghe nhạc, thiền, yoga, đọc sách...

"Bệnh gout ở người trẻ là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm vì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho xương khớp và cơ thể. Người trẻ cần chú ý đến các nguyên nhân gây bệnh và áp dụng các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe của mình", BS Hà nhấn mạnh.

LỢI ÍCH BÔNG CẢI XANH VỚI BỆNH GÚT

 

Ảnh minh họa: Huyền Mai.© Lao Động

Người mắc bệnh gút cần đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn với thực phẩm có hàm lượng purine thấp. Bông cải xanh là một trong các loại rau có hàm lượng purine thấp - một sự lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân gút.

Bệnh gút là tình trạng xảy ra khi axit uric bị tích tụ ở khớp, thường là ở ngón chân, bàn chân. Cơ thể người tự tạo ra axit uric bằng các phân hủy purine từ thức ăn. Như vậy, việc áp dụng chế độ ăn ít thịt, rượu và nhiều rau, trái cây là phương pháp hữu hiệu giúp giảm nồng độ axit uric trong cơ thể và ngăn chặn các cơn tái phát bệnh gút.

Những lợi ích của bông cải xanh với người mắc bệnh gút

Hàm lượng purine thấp

Trong 100 gam bông cải xanh chỉ chứa từ 50 - 100 miligam purine. Vì vậy, bông cải xanh được xếp vào nhóm thực phẩm có hàm lượng purine thấp nên được đưa vào chế độ ăn của người mắc bệnh gút.

Tiêu thụ các thực phẩm có hàm lượng purin thấp như bông cải xanh có thể giúp bệnh nhân gút giảm thiểu việc sản sinh axit uric trong cơ thể, tránh nguy cơ hình thành các tinh thể axit uric tích tụ trong khớp và giảm khả năng bùng phát bệnh gút.

Những lợi ích tuyệt vời khác

Ngoài việc chứa ít purine, bông cải xanh còn chứa nhiều chất tốt cho sức khỏe tổng thể và có khả năng hỗ trợ kiểm soát bệnh gút. Trong bông cải xanh có chứa:

Vitamin: Bông cải xanh là nguồn cung cấp vitamin phong phú, trong đó có vitamin C. Theo một số nghiên cứu đã cho thấy, bổ sung vitamin C giúp giảm lượng axit uric trong máu.

Chất chống oxy hóa: Trong bông cải xanh có chứa chất chống oxy hóa, có tác dụng giảm viêm.

Chất xơ: Hàm lượng chất xơ cao trong bông cải xanh có thể giúp hỗ trợ kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ béo phì - một nguy cơ gây nên bệnh gút.

Bên cạnh bông cải xanh, một số thực phẩm, vitamin và chất bổ sung khác cũng có lợi cho người mắc bệnh gút, bao gồm:

Vitamin A, E và C.

Khoáng chất: Kali, kẽm, canxi, đồng, sắt, selen.

Chất xơ từ ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh và trái cây.

Sữa ít béo hoặc sữa không béo.

Protein từ đậu nành, các loại hạt.

Tóm tắt

Bông cải xanh là thực phẩm có lợi cho người bị bệnh gút nhờ chứa hàm lượng purin thấp. Bông cải xanh cũng giàu chất dinh dưỡng, chẳng hạn như vitamin C, chất chống oxy hóa,... có thể hỗ trợ tăng cường sức khỏe tổng thể và tăng khả năng chống viêm của cơ thể.

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2024

Khả năng làm giảm axit uric và lợi ích bất ngờ của quả chanh dây

 Hương Giang (Theo Medical News Today)

Chanh dây và lợi ích đối với sức khỏe, trong đó có khả năng giảm axit uric. Ảnh: Medical News Today© Lao Động

Chanh dây không chỉ là thức uống ngon lành mà còn có những công dụng tốt cho sức khỏe tổng thể, và trong đó có thành phần giúp giảm axit uric hiệu quả.

1.Giàu chất dinh dưỡng

Chanh dây là loại quả có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Nó có chứa hàm lượng cao vitamin A, chất mà quan trọng đối với làn da, đôi mắt và hệ miễn dịch của cơ thể. Nó còn có vitamin C, thành phần có chứa chất chống ôxy hóa quan trọng.

Ngoài ra, nó còn chứa phot pho, vitamin B3 và B6, đều là những chất quan trọng đối với một cơ thể khỏe mạnh.

2.Giàu chất xơ

Chất xơ là một phần quan trọng của mọi chế độ ăn uống. Thường xuyên uống nước chanh dây có thể giúp ngăn ngừa táo bón và cải thiện tiêu hóa cũng như sức khỏe tổng thể.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, chất xơ cũng có lợi ích trong việc giảm cholesterol và tăng cường sức khỏe tim mạch.

3.Giảm axit uric

Chanh dây giàu chất chống ôxy hóa và chất xơ, chất có khả năng chống lại phản ứng viêm liên quan đến tăng axit uric máu và bệnh gout.

Ngoài ra, 2 chất này còn giúp giảm khả năng sản xuất axit uric trong cơ thể. Vì vậy, chúng ta nên thêm chanh dây vào thực đơn hàng ngày để giảm lượng axit uric một cách hiệu quả, dễ dàng.

4.Cải thiện độ nhạy của insulin

Chanh dây có giá trị GI thấp, là một lựa chọn tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường. Nhiều nghiên cứu cho biết, trong hạt chanh dây có hợp chất có khả năng cải thiện độ nhạy insulin của bệnh nhân tiểu đường.

Thứ Tư, 13 tháng 3, 2024

Lợi ích của cà gai leo trong đào thải axit uric ra khỏi cơ thể

 

Phương Anh  

Cà gai leo giúp giảm nồng độ axit uric trong cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh gout. Đồ hoạ: Phương Anh© Lao Động

Axit uric cao lâu dài sẽ gây áp lực lên thận và các khớp trong cơ thể nên chúng ta phải kiên trì giảm lượng axit trong máu hằng ngày. Dưới đây là lợi ích của cà gai leo trong đào thải axit uric, giảm nguy cơ mắc bệnh gout.

Bệnh gout là một dạng viêm khớp gây đau, sưng, nóng và đỏ ở một hoặc nhiều khớp. Nguyên nhân chủ yếu của loại bệnh này là do sự tích tụ quá lớn của axit uric trong cơ thể. Khi bị gout, bệnh nhân thường phải chịu những cơn đau dữ dội ở khớp chân, tay...

Cà gai leo hay còn được gọi là cà gai dây, cà vạnh, cà lù, cà bò. Loại cây được biết đến rộng rãi với công dụng thanh lọc, hỗ trợ giải độc cơ thể. Đặc biệt cà gai leo còn có thể ức chế sản xuất, hỗ trợ đào thải axit uric ra khỏi cơ thể. Điều này giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gout.

Ngoài hỗ trợ hạ axit uric, hoạt chất glycoancaloit có trong cà gai leo có thể hạn chế được các độc tố ở trong gan và giúp hạ men gan. Từ đó các chức năng gan có thể hoạt động tốt hơn, giúp phòng ngừa và điều trị bệnh lý về gan.

Đồng thời glycoancaloit có thể làm chậm lại sự phát triển của những khối u trong cơ thể. Do đó, cà gai leo có khả năng ngăn chặn hình thành các tế bào ung thư trong cơ thể.

Sử dụng cà gai leo thường xuyên cũng có thể chống lại quá trình oxy hóa. Điều này bảo vệ làn da khỏe mạnh, luôn được trắng sáng.

Có nhiều cách sử dụng cà gai leo như phơi khô rễ và thân sau đó đun nước uống, pha trà hoặc dùng khi cây còn tươi.

Đối với những người có chỉ số axit uric cao hoặc bị mắc bệnh gout nên duy trì lối sống lành mạnh như ăn các thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước, hạn chế rượu bia, tăng cường tập thể dục.

Để theo dõi tình trạng sức khỏe, nên kiểm tra nồng độ axit uric trong máu thường xuyên cũng như tham khảo ý kiến của bác sĩ.


Lợi ích của trà bồ công anh tới người có chỉ số axit uric cao

 Phương Anh (T/H)


Trà bồ công anh hỗ trợ đào thải axit uric trong máu, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh gout. Đồ hoạ: Phương Anh© Lao Động

Đối với người mắc bệnh gout, điều quan trọng là ức chế axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể. Dưới đây là tác dụng của trà bồ công anh tới người có chỉ số axit uric cao.

Bệnh gout là một dạng viêm khớp phổ biến. Khi mắc bệnh, cơ thể thường phải chịu những cơn đau đột ngột và dữ dội ở các khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối. Ngoài những cơn đau là hiện tượng sưng đỏ, thậm chí không đi lại được. Một nguyên nhân chính gây ra bệnh là do sự rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể.

Bồ công anh là dược liệu chứa một số chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể bao gồm vitamin C, B, kali, kẽm, chất xơ, biotin, sắt... Một nghiên cứu được công bố trên trang tin tức về sức khỏe toàn diện Healthline (Hoa Kì) cho thấy, bồ công anh có tác dụng giống như thuốc lợi tiểu, hỗ trợ đào thải axit uric dư thừa trong máu. Điều này giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh gout.

Bên cạnh đó, bồ công anh cũng có đặc tính chống ôxy hóa cao. Chất chống ôxy hóa giúp ngăn ngừa một số loại tổn thương trong tế bào, đặc biệt là những tổn thương do quá trình oxy hóa gây ra. Uống trà bồ công anh có thể giúp cơ thể tránh được tổn thương tế bào từ các gốc tự do gây ra, ngăn chặn tình trạng lão hoá sớm.

Ngoài ra, một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2011 bởi Khoa Hóa học và Hóa sinh tại Đại học Windsor (Canada) đã phát hiện ra rằng, chiết xuất rễ cây bồ công anh giúp hỗ trợ ngăn ngừa các loại ung thư khác nhau nhờ khả năng chống lại các gốc tự do của nó.

Đối với những người có chỉ số axit uric cao hoặc bị mắc bệnh gout nên duy trì chế độ ăn lành mạnh, uống nhiều nước, hạn chế rượu bia.

Bên cạnh đó, nên kiểm tra nồng độ axit uric trong máu thường xuyên cũng như tham khảo ý kiến của bác sĩ.