Thứ Tư, 27 tháng 3, 2024

Cách để axit uric tự đào thải ra khỏi cơ thể

 HẠ MÂY (THEO ABOLUOWANG)

 

Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh là một trong những cách đào thải axit uric ra khỏi cơ thể. Đồ hoạ: Hạ Mây© Lao Động

Đối với người bình thường, cơ thể hoàn toàn có khả năng đào thải axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, với nhiều bệnh nhân bị gút cần chú ý đến một số thói quen để việc đào thải chất này ra khỏi cơ thể được diễn ra suôn sẻ hơn.

Đối với bệnh nhân gút, có 2 cách chính để giảm axit uric, đó là thúc đẩy quá trình bài tiết axit uric hoặc giảm sản xuất axit uric.

Trên thực tế, nguồn axit uric chủ yếu là nội sinh, tức là do chính cơ thể con người sản xuất ra, chiếm khoảng 80%, trong khi axit uric từ nguồn thực phẩm là khoảng 20%. Vì vậy một số bệnh nhân gút kiểm soát chặt chẽ việc ăn uống, ăn kiêng nhưng axit uric vẫn không thể kiểm soát được.

Thực phẩm có hàm lượng axit uric tương đối cao chủ yếu là các loại thịt như nội tạng động vật, hải sản, rượu…

Thực phẩm chứa nhiều chất xơ, có tác dụng nhất định trong việc hạ axit uric. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng không phải loại rau củ nào cũng có hàm lượng purine thấp - như đậu lăng, măng tây, rong biển, giá đỗ… người bệnh gút cần kiểm soát việc ăn các loại thực phẩm này.

Để thúc đẩy quá trình đào thải axit uric, bạn nên tăng cường lượng nước uống hàng ngày một cách hợp lý, ưu tiên nước đun sôi. Đặc biệt không dùng đồ uống ngọt thay thế nước đun sôi, vì hàm lượng fructose cao trong những thức uống này cũng có thể làm tăng sản xuất axit uric.

Đối với người lớn bình thường, lượng nước đun sôi uống vào hàng ngày không ít hơn 2.000ml. Để giảm tần suất đi tiểu, bạn có thể uống một lượng nhỏ nước nhiều lần, lượng nước uống mỗi lần có thể được kiểm soát trong vòng 100ml. Đối với những bệnh nhân bị suy tim, bệnh thận cũng cần chú ý kiểm soát lượng nước uống.

Để giảm axit uric tốt hơn, bạn cũng cần lưu ý không thức khuya, bỏ hút thuốc, bỏ uống rượu và tập thể dục phù hợp. Tập thể dục có thể thúc đẩy quá trình lưu thông máu, từ đó làm tăng lượng máu cung cấp cho thận, đảm bảo thận có thể bài tiết axit uric tốt hơn.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tập thể dục quá sức không phù hợp với bệnh nhân tăng axit uric máu, nếu không có thể gây ra bệnh gút. Giữ thể trạng tốt cũng giúp kiểm soát axit uric.

 

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2024

So sánh dinh dưỡng trứng luộc và trứng chiên

 Trứng là nguồn protein hoàn chỉnh, thúc đẩy quá trình phục hồi và tăng trưởng cơ bắp. Chúng chứa vitamin D, B12 và riboflavin, cần thiết cho việc sản xuất năng lượng và sức sống tổng thể. Chúng rất giàu choline hỗ trợ sức khỏe và sự phát triển của não, đặc biệt là khi mang thai.

Những chất chống oxy hóa trong trứng có lợi cho sức khỏe của mắt, giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng do tuổi tác. Bỏ qua những lo ngại, việc ăn trứng vừa phải không ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tim mạch. Chúng chứa chất béo không bão hòa lành mạnh và có thể giúp tăng mức cholesterol tốt.

Trứng luộc

Trứng luộc là một lựa chọn đơn giản và bổ dưỡng. Một quả trứng luộc lớn chứa khoảng 78 calo, cung cấp sự cân bằng tốt về protein, chất béo cũng như các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Khi luộc sẽ bảo toàn hầu hết các chất dinh dưỡng trong trứng, vì thế nó luôn là sự lựa chọn tiện lợi cho một bữa ăn nhanh chóng và tốt cho sức khỏe.

Trứng luộc cũng rất giàu protein chất lượng cao, chứa tất cả các axit amin thiết yếu mà cơ thể cần để tăng trưởng và phục hồi tối ưu. Chúng cũng là nguồn cung cấp vitamin B12, D và riboflavin tuyệt vời, thúc đẩy sản xuất năng lượng và hỗ trợ sức khỏe của xương. Ngoài ra, trứng luộc còn chứa choline, một chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe và sự phát triển của não.

Món trứng tráng tuy ngon, nhưng việc chế biến sẽ liên quan đến các nguyên liệu bổ sung.

Món trứng tráng tuy ngon, nhưng việc chế biến sẽ liên quan đến các nguyên liệu bổ sung.© Được VTC cung cấp

Trứng chiên

Món trứng tráng tuy ngon, nhưng việc chế biến sẽ liên quan đến các nguyên liệu bổ sung như phô mai, rau và đôi khi là thịt. Thành phần dinh dưỡng của món trứng tráng có thể khác nhau tùy theo thành phần của nó.

Mặc dù món trứng tráng có thể cung cấp hàm lượng protein cao hơn do có thêm các thành phần bổ sung khác, nhưng chúng cũng có thể chứa nhiều calo và chất béo không lành mạnh, đặc biệt nếu nấu với quá nhiều dầu hoặc bơ.

Tuy nhiên, món trứng tráng sẽ là sự kết hợp của nhiều các chất dinh dưỡng đa dạng từ rau và protein nạc, nâng cao giá trị dinh dưỡng tổng thể của bữa ăn.

So sánh dinh dưỡng

Xét về mặt dinh dưỡng thuần túy, trứng luộc vẫn giữ được phần lớn vị ngon tự nhiên vì được nấu chín mà không cần thêm chất béo hoặc thành phần nào. Quá trình luộc sẽ bảo toàn protein và chất dinh dưỡng của trứng.

Mặt khác, món trứng tráng, mặc dù có khả năng giàu protein và chất dinh dưỡng bổ sung từ các thành phần bổ sung, nhưng chứa nhiều calo và chất béo bão hòa hơn do dầu ăn và các thành phần bổ sung có hàm lượng calo cao khác.

5 món tuyệt đối không nên ăn cùng trứng mà ít ai để ý

1.Thịt xông khói

2.Đường

3.Sữa đậu nành

4.Trà

5.Chuối

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2024

Tăng acid uric máu nguyên nhân do thuốc

 Acid uric được tổng hợp từ sự hóa giáng của các nhân purin. Tăng acid uric máu có nhiều nguyên nhân như yếu tố di truyền, thừa cân béo phì, chế độ dinh dưỡng quá nhiều chất giàu đạm, đồ uống có cồn và do một số nhóm thuốc. Thận bài tiết tới 70% tổng lượng acid uric có trong máu, một số nhóm thuốc gây giảm bài tiết acid uric qua thận do đó làm tăng acid uric máu, như: aspirin, phenylbutazone, các thuốc lợi tiểu (trừ nhóm spironolactone); thuốc điều trị lao như ethambutol, pyrazinamid...

1. Nhóm thuốc lợi tiểu

 Các thuốc lợi tiểu được chỉ định dùng trong điều trị phù do suy tim, xơ gan, suy thận cấp hay mạn tính, hội chứng thận hư… được dùng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc hạ huyết áp khác để điều trị tăng huyết áp. Hầu hết các thuốc trong nhóm lợi tiểu, dù là lợi tiểu nhóm thiazide; lợi tiểu quai furosemide… khi dùng kéo dài đều có thể gây tăng acid uric máu. Các thuốc lợi tiểu này làm giảm bài tiết acid uric qua thận, dẫn đến tăng nồng độ chất này trong máu.

Có thể kể một số thuốc lợi tiểu gây tăng acid uric máu như hydrochlorothiazide, các thuốc lợi tiểu nhóm thiazide và tương tự thiazide khác (chorthalidone, metolazone); lợi tiểu quai furosemide, bumetanide, ethacrynic acid; lợi tiểu nhóm indapamide; amiloride… Chỉ duy nhất thuốc lợi tiểu nhóm spironolactone là không ảnh hưởng đến thải trừ acid uric nên có thể dùng kéo dài ở bệnh nhân gút hoặc tình trạng tăng acid uric máu không triệu chứng; còn hầu hết các thuốc khác đều cần thận trọng khi sử dụng, đặc biệt nếu phải dùng kéo dài.

2. Aspirin hay acetylsalicylic acid (ASA) là một dẫn xuất của acid salicylic, thuộc nhóm thuốc chống viêm non-steroid; có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm. Thuốc còn có tác dụng chống kết tập tiểu cầu, khi dùng liều thấp kéo dài có thể phòng ngừa đau tim và hình thành cục nghẽn trong mạch máu. Ngoài tác dụng không mong muốn xảy ra như rối loạn tiêu hóa: kích ứng dạ dày, đầy bụng, buồn nôn… Aspirin còn có tác dụng trên quá trình thải trừ acid uric nhưng tùy thuộc vào liều: liều 1-2g/ngày hoặc thấp hơn có tác dụng giảm thải trừ acid uric qua thận dẫn đến tăng acid uric máu. Liều cao trên 2g/ngày lại tăng thải acid uric qua thận dẫn đến giảm acid uric máu.

Tuy nhiên, aspirin liều cao không được dùng làm thuốc điều trị hạ acid uric máu trong bệnh gút vì nó làm giảm tác dụng của các thuốc điều trị gút khác và làm tăng tác dụng phụ trên dạ dày ruột. Trường hợp bệnh nhân gút cần dùng thuốc aspirin liều thấp kéo dài với mục đích chống ngưng tập tiểu cầu cần thận trọng, cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Nếu có thể thay thế bằng các thuốc khác như clopidogrel (plavix), dipyridamol (persantin, curantyl).

3. Thuốc chống lao

 Bệnh lao hiện nay khá phổ biến và có nguy cơ gia tăng cao trong xã hội, đặc biệt khi nó phối hợp với hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). Các phác đồ thuốc chống lao hiện nay thường phải kết hợp nhiều thuốc như streptomycin, rifampicin, isoniazid, ethambutol, pyrazinamid… Trong số các thuốc trên thì ethambutol và pyrazinamid là hai thuốc có thể làm tăng acid máu. Các thuốc trên nên tránh dùng khi có cơn Gout cấp tính.

4. Nhóm thuốc vincristin, cisplatin là những thuốc dùng trong điều trị một số bệnh lý ác tính khác nhau như u lympho ác tính Hodgkin và không Hodgkin, u lympho Burkitt, bệnh đa u tủy xương... Thuốc ức chế miễn dịch cyclosporin, cyclophosphamid được sử dụng để điều trị các rối loạn tự miễn như viêm đa cơ, luput ban đỏ hệ thống, thiếu máu tan huyết tự miễn, xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, các chứng viêm mạch như bệnh u hạt Wegener, vảy nến thể nặng… Các thuốc trên làm tăng acid uric máu do giảm thải trừ acid uric qua nước tiểu và có thể kèm gây tăng hủy tế bào.

Một số thuốc khác cũng gây tăng acid uric máu như phenylbutazon là một thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có tác dụng điều trị sốt, đau và viêm trong cơ thể. Ketoconazol là một trong những loại thuốc uống đầu tiên ngăn ngừa nấm. Isotretinoin là thuốc chữa trứng cá do làm giảm bài tiết và kích thích tuyến bã nhờn vì vậy làm giảm sẹo.

Theophyllin là thuốc giãn phế quản nhóm xanthine dùng trong điều trị bệnh hen phế quản, ngoài ra còn có tác dụng lợi tiểu. Pentamidin, một thuốc kháng sinh hay dùng trong điều trị pneumocystis jiroveci (thường gặp ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS). Levodopa dùng trong điều trị bệnh Parkinson. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, một số bệnh nhân điều trị tăng huyết áp với thuốc chẹn beta giao cảm timonol lại thấy tăng acid uric máu nhưng ở bệnh nhân không có tăng huyết áp thì timolol không có ảnh hưởng gì rõ rệt đến thải acid uric tại thận…

Tóm lại, với việc gia tăng tình hình bệnh tật như hiện nay, đặc biệt là sự kết hợp bệnh gút với nhiều bệnh lý khác do đó một người có thể phải dùng nhiều loại thuốc cùng lúc, vì vậy chúng ta cần thận trọng trong sử dụng một số thuốc điều trị có thể làm tăng acid uric máu dẫn đến khởi phát cơn gút cấp.

Thạc sĩ, BSCKII. Nguyễn Việt Khoa - Khoa Nội cơ xương khớp

Lợi ích của lá tía tô trong việc đào thải axit uric

 

Lá tía tô có tính ấm giúp hỗ trợ đào thải nồng độ axit uric trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh gout. Đồ hoạ: Phương Anh© Lao Động

Đối với người mắc bệnh gout, việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, ức chế axit uric dư thừa là rất quan trọng. Dưới đây là tác dụng của lá tía tô tới người có chỉ số axit uric cao.

Điều quan trọng khi điều trị bệnh gout là đảm bảo nồng độ axit uric có trong máu ở mức thấp và lá tía tô sẽ là một gợi ý.

Theo Đông y, lá tía tô có tính ấm giúp hỗ trợ đào thải hàm lượng axit uric trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh gout. Dịch chiết từ loại lá này có công dụng kích thích bài tiết ở tuyến mồ hôi và lợi tiểu. Điều này thúc đẩy quá trình loại bỏ axit uric tồn dư trong máu ra ngoài một cách dễ dàng và nhanh hơn. Ngoài ra, sử dụng lá tía tô cũng giúp giảm cơn đau nhức do bệnh gout gây nên.

Có nhiều cách sử dụng lá tía tô để axit uric trong máu hoặc hỗ trợ điều trị những cơn đau do bệnh gout gây ra như đun nước uống hoặc pha trà, thêm lá tía tô vào chế độ ăn hàng ngày, đắp lá...

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, lá tía tô có tác dụng tiêu hàn, tiêu đờm, ra mồ hôi, hạ sốt và làm giảm dị ứng do cua, hải sản gây ra. Đồng thời loại lá này còn có thể dùng như một bài thuốc tự nhiên chữa bệnh sốt mùa hè hoặc sốt rét, viêm mũi dị ứng.

Một nghiên cứu được công bố trên thư viện Y khoa National Library of Medicine (Hoa Kì) cho thấy, tía tô còn có thể chống trầm cảm và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư lưỡi. Đối với những người dễ bị loét miệng, ăn tía tô có thể làm giảm nguy cơ tái phát vết loét miệng.

Ngoài ra, thêm tía tô vào chế độ ăn sẽ giúp duy trì các mạch máu khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Chất chống oxy hóa trong tía tô giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa cholesterol trong thực phẩm, tránh sự xâm nhập của chúng vào động mạch.

Phương Anh

Lợi ích của việc ăn trứng đối với người axit uric cao

 HẠ MÂY (THEO VERYWELLHEALTH)

Người có axit uric cao có thể ăn trứng. Đồ hoạ: Hạ Mây© Lao Động

Trứng là nguồn protein tốt cho những người có axit uric cao vì chúng chứa ít purin và chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ.

Khi purin bị phân hủy sẽ tạo ra axit uric. Trong bệnh gút, axit uric dư thừa tích tụ trong cơ thể sẽ hình thành các tinh thể trong khớp và gây ra dạng viêm khớp.

Một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh bao gồm nhiều loại thực phẩm nguyên chất giàu chất dinh dưỡng từ tất cả các nhóm thực phẩm sẽ có lợi cho việc kiểm soát axit uric. Chúng ta nên hạn chế thực phẩm chứa nhiều purin và thực phẩm chế biến sẵn.

Những người có axit uric cao nên tránh hoặc hạn chế protein động vật có hàm lượng purin cao như động vật có vỏ, nội tạng, gà tây, thịt xông khói và thịt đỏ. Họ vẫn có thể thưởng thức thực phẩm có lượng protein vừa phải với hàm lượng purin thấp.

Trong năm 2019, Tổ chức Viêm khớp và Thấp khớp Mỹ đã đưa ra một đánh giá, theo đó, họ đã kiểm tra hàm lượng purin trong nhiều loại đồ uống, chất bổ sung và thực phẩm khác nhau. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, bia và các sản phẩm từ động vật (trừ trứng và sữa) có lượng purin cao nhất. Trong khi các sản phẩm trứng, sữa có lượng purin thấp nhất.

Do đó, những người có axit uric cao có thể ăn trứng. Ngoài ra, Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị, chúng ta nên ăn 1-2 lòng trắng trứng/ngày sẽ tốt cho sức khoẻ.

Trứng chứa 9 loại axit amin thiết yếu cơ thể con người cần. Chúng cũng chứa chất béo, vitamin, khoáng chất, các chất dinh dưỡng có lợi khác phù hợp cho người có axit uric cao.


Thứ Ba, 19 tháng 3, 2024

acid uric trong máu cao có nguy hiểm?

 SKĐS (Sức Khỏe Đời Sống) - Khi xét nghiệm máu thấy hiện tượng acid uric cao làm cho nhiều người băn khoăn lo lắng, vì sao như vậy?

1. Acid uric là gì?

Acid uric là sản phẩm chuyển hóa tự nhiên trong cơ thể mỗi người. Chất này có nguồn gốc từ quá trình dị hóa adenine và guanidine của các acid nucleic, hay là sản phẩm chuyển hóa của các chất có nhân purin. Nguồn chính tạo ra acid uric gồm cả nguồn nội sinh và ngoại sinh. Nguồn ngoại sinh là từ thức ăn hàng ngày cung cấp cho cơ thể chứa purin (khoảng 100- 200mg/ ngày).

Các thực phẩm đồ ăn uống có chứa nhân purin như nội tạng động vật, hải sản, thịt đỏ (thịt chó, thịt trâu, bò…), bia, rượu, … Nguồn nội sinh do quá trình chuyển hóa acid nucleic trong cơ thể (khoảng 600mg/ngày), quá trình này chủ yếu diễn ta tại gan, một phần nhỏ tại niêm mạc ruột.

Phần lớn acid uric trong máu tồn tại ở dạng tự do, chỉ khoảng 4% gắn với protein huyết thanh. Đối với nam, nồng độ acid uric trong máu trung bình là 210 - 420 umol/L, đối với nữ là 150 - 350 umol/L. Khi kết quả xét nghiệm máu cho thấy nồng độ acid uric trong máu vượt mức nói trên được coi là tăng acid uric

2. Nguyên nhân tăng acid uric máu

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tăng nồng độ acid uric trong máu, điển hình như tăng sản xuất acid uric bao gồm tăng acid uric máu tiên phát (30% bệnh nhân gút thuộc loại vô căn); do bị phá hủy tổ chức; do gia tăng chuyển hóa tế bào như u lympho, ung thư; do thiếu máu bởi tan máu; bệnh sốt rét hoặc do thiếu G6PD; ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều purin như nội tạng, thịt đỏ, cá, bia,...; người béo phì; người thường xuyên nhịn đói, ăn kiêng, tập thể dục quá sức…

Tăng acid uric máu còn do bị giảm đào thải acid uric bởi các nguyên nhân như bị suy thận, nghiện rượu, sử dụng thuốc lợi tiểu, sử dụng các thuốc gây giảm tải acid uric qua nước tiểu ( aspirin…), bệnh nhiễm toan, người bệnh suy giáp, người bị ngộ độc chì hoặc do di truyền hoặc có thể do nhiễm độc thai nghén và tiền sản giật ở phụ nữ có thai,

3. Tăng acid uric máu có nguy hiểm không?

Nhiều người có hiểu nhầm là cứ tăng acid uric máu là mắc bệnh gút, đây là cách hiểu chưa đúng. Bởi vì, thực tế có đến 2/3 trường hợp tăng acid uric máu không phát triển thành bệnh gút và hình thành nên các hạt tophi.

Các nhà chuyên khoa cho rằng sự tiến triển của bệnh gút cũng như hạt tophi trong bệnh gút có thể liên quan đến một số yếu tố như giới tính (nam giới dễ mắc bệnh hơn nữ), độ tuổi trung bình của bệnh nhân nam thường là 30 – 45 tuổi, trong khi nữ là 55 – 70 tuổi, đặc biệt là người bị tăng acid uric máu thường có liên quan đến dùng nhiều rượu, bia, chất uống có cồn cũng như các loại thực phẩm chứa nhiều purin.

Vì vậy, người được kết luận là mắc bệnh gút là khi có đủ hai tiêu chuẩn chính, đó là có chỉ số nồng độ acid uric trong máu tăng so với chỉ số bình thường và kèm theo phải có sự lắng đọng acid uric gây ra những tổn thương tại khớp gây viêm (sưng, nóng, đỏ đau...). Để chẩn đoán chính xác có bị bệnh gút hay không người nghi ngờ mắc gút cần được khám chuyên khoa khớp để xác định triệu chứng lâm sàng có hiện tượng viêm khớp (sưng, nóng, đỏ, đau) và không đối xứng hay không… đồng thời thực hiện các xét nghiệm và cận lâm sàng chuyên sâu về xương khớp để kết luận đúng dựa trên các tiêu chuẩn sẵn có.

Uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày để phòng bệnh.

Để không tăng hoặc hạn chế tăng acid uric máu nên làm gì?

Cần hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều chất đạm như hải sản (mực, cua, tôm), các loại thịt đỏ (bò, trâu, dê), nội tạng như phổi, gan. Cần hạn chế uống rượu, bia và các đồ uống có cồn. Hàng ngày nên chú ý ăn nhiều rau rau xanh, củ quả, trái cây.

Uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày (khoảng 1 - 1.5 lít nước/ ngày) nhằm hạn chế sự kết tủa của muối urat và tăng khả năng lọc thải acid uric ở thận.

Cần duy trì cân nặng nhằm giảm áp lực lên các khớp.

Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh như không thức khuya, tránh căng thẳng, vệ sinh cơ thể giúp lưu thông khí huyết. Vận động cơ thể đều dặn hàng ngày như tập thể dục buổi sáng, đi bộ…

Những người có nghi ngờ tăng hoặc đã bị tăng acid uric máu cần được xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ acid uric đi kèm với kiểm tra sức khỏe định kỳ. Tích cực điều trị các bệnh nền (nếu có) theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh cho mình.

 

Uống cà phê có làm người bệnh gout tích tụ axit uric?

SKĐS - Cà phê là một trong những thức uống phổ biến nhất trên thế giới và được nhiều người yêu thích. Nhưng cà phê có tốt cho bệnh gout (gút) không? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc bởi gout là căn bệnh có thể gây ra nhiều đau đớn và khó chịu.

Theo nghiên cứu tại Mỹ, nam giới trên 40 tuổi uống ít nhất 4 cốc cà phê/ngày giảm 40% nguy cơ mắc bệnh gout. Theo nghiên cứu của Đại học Harvard, phụ nữ uống 1 - 3 tách cà phê/ngày giảm 22% nguy cơ mắc bệnh. Những nghiên cứu này cũng chỉ ra lợi ích đạt được rõ ràng hơn nếu uống cà phê đều đặn. Và cà phê đã lọc caffein có ít tác dụng hơn so với cà phê thông thường.

Mặc dù các nghiên cứu về việc liệu cà phê có giúp giảm nồng độ axit uric không nhất quán, nhưng nó không làm tăng mức độ và thậm chí có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh gout. Vì vậy, với những người yêu thích món đồ uống này sẽ không cần phải bỏ qua tách cà phê buổi sáng. Tuy nhiên, nên lưu ý đến chất làm ngọt kết hợp cùng cà phê vì đường fructose là một yếu tố nguy cơ gây bệnh gout. Cũng không nên lạm dụng mà mất ngủ dài dài…

                                                 BS Bùi Việt Anh

Công dụng của Acid uric

Bình thường trong cơ thể con người, các nhân purin sau khi thoái hóa sẽ tạo thành acid uric hòa tan trong máu và được đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu. Nhưng vì một số nguyên nhân nào đó dẫn đến tình trạng acid uric tăng cao trong máu và gây lắng đọng ở da, các khớp và thận gây ra những bệnh lý khác nhau. Vì vậy vai trò của acid uric rất quan trọng trong quá trình chẩn đoán và điều trị một số bệnh như Gout,... 

Chỉ số acid uric luôn được theo dõi để đánh giá nồng độ acid uric máu có trong cơ thể người bệnh, và ảnh hưởng có nó đến việc điều trị. Để đo chỉ số acid uric trong máu cần làm xét nghiệm định lượng acid uric

Vai trò của acid uric máu cũng được thể hiện trong việc sử dụng để theo dõi nồng độ acid uric ở người đang trải qua hóa trị hoặc xạ trị cho bệnh nhân ung thư và theo dõi nguy cơ lắng đọng urat tại thận và nguy cơ gây suy thận…

Nhu cầu

Axit uric là sản phẩm cuối cùng của quá trình thoái biến purine. Đây là một axit yếu nên thường bị ion hóa thành muối urat hòa tan trong huyết tương .Đại đa số tồn tại dưới dạng monosodium urate. Muối urat có giới hạn hoà tan khoảng 6,8 mg/dl ở nhiệt độ 370C. Các tinh thể urate sẽ bị kết tủa ở nồng độ cao hơn.

Acid uric bình thường

  • Nồng độ Axit uric trong máu ở nam là 5,1 ± 1,0 mg/dl (420 μmol/lít) nữ 4,0 ± 1mg/dl (360 μmol/lít)
  • Tổng lượng Axit uric trong cơ thể ở nam là khoảng 1200mg, ở nữ là khoảng 600mg

Chỉ số axit uric tốt nhất cho cơ thể là ở mức dưới 6 mg/dl sẽ tránh được nguy cơ mắc bệnh gout. Nồng độ axit uric ở mức 6-7 mg/dl là chỉ số an toàn bình thường.

Những vấn đề cần lưu ý

Acid uric cao

Tăng axit uric cao trong máu đã trở thành một vấn đề thường gặp ở nước ta, nguyên nhân gây acid uric tăng cao vì quá trình cung cấp, tăng tạo và giảm thải trừ acid uric qua thận gặp vấn đề nào đó. Nồng độ acid uric tăng cao kéo dài có thể dẫn đến nguy cơ gây viêm khớp, đặc biệt là bệnh gout. Những hạt lắng đọng xung quanh và bên trong khớp gây nên viêm, sưng đau khớp trở nên nghiêm trọng hơn. Hiện tượng lắng đọng dưới da tạo ra những hạt tophi gây ra sỏi thận hoặc suy thận.

Có nhiều nguyên nhân gây tăng Axit uric nhưng có thể sắp xếp thành 3 loại: Tăng sản xuất Axit uric; giảm bài tiết Axit uric; hỗn hợp giữa tăng sản xuất và giảm bài tiết Axit uric.

  • Tăng sản xuất Axit uric máu: Đây là nhóm nguyên nhân thường gặp nhất. Có tới 80% người bị tăng Axit uric không xác định được nguyên nhân (tăng axit uric máu tiên phát). Tăng axit uric máu có thể do ăn nhiều thực phẩm chứa purin, do các tổ chức bị phá huỷ (Vd: sau hoá trị liệu, xạ trị các khối u ác tính), do gia tăng chuyển hóa tế bào (Vd: bệnh lơxêmi cấp, u lympho), do thiếu máu do tan máu (Vd: sốt rét, bệnh hồng cầu hình liềm, thiếu G6PD); bị béo phì; nhịn đói. Ăn quá nhiều thức ăn có chứa purin như đồ chiên rán, dầu mỡ, thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật, uống nhiều rượu bia khiến tăng tổng hợp purin, tăng thoái biến nucleotite, tăng thoái hóa ATP.
  • Nhóm tăng Axit uric trong máu do giảm đào thải axit uric qua thận: Do suy thận, tổn thương các ống thận xa; nghiện rượu cấp; do dùng thuốc lợi tiểu; do nhiễm toan lactic; do suy tim ứ huyết; do dùng kéo dài một số loại thuốc gây giảm thải Axit uric qua nước tiểu như: dùng aspirin liều thấp, dùng thuốc lợi tiểu, dùng probenecid liều thấp, dùng phenylbutazon liều thấp. Uống rượu bia khiến việc bài tiết Axit uric qua thận bị giảm do giảm lọc ở cầu thận, giảm tiết urat, giữ lại purin của thức ăn làm tăng quá trình tinh thể hóa muối urat ở tế bào.
  • Các nguyên nhân khác gây tăng Axit uric máu như:  Do tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng cấp;  do nhiễm độc thai nghén và tiền sản giật; do suy cận giáp trạng; do suy giáp; do ngộ độc chì; do chấn thương. 

Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2024

CHỈ SỐ ACID URIC

CHỈ SỐ ACID URIC LÀ GÌ? NỒNG ĐỘ BAO NHIÊU LÀ BÌNH THƯỜNG?

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chỉ số acid uric trong máu tăng cao có thể dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm như gout, sỏi thận… Tuy nhiên, chỉ số acid uric là gì và sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe khi nào là những điều mà không phải ai cũng biết. Để bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân, việc chủ động tìm hiểu về acid uric là rất quan trọng.

Acid uric là gì?

Acid uric là hợp chất dị vòng của cacbon, oxi, hydro và nitơ. Hợp chất này có công thức C5H4N4O3 và được tạo thành trong cơ thể do quá trình thoái giáng những nhân purin. Sau đó, chúng được hòa tan trong máu rồi được đưa tới thận và thải ra ngoài qua nước tiểu.

Đây là hợp chất lần đầu tiên được phân lập từ sỏi thận bởi nhà hóa học người Thụy Điển Carl Wilhelm Scheele vào năm 1776. Nhà hóa học này lần đầu tiên tổng hợp acid uric bằng cách nấu chảy urê bằng glycine vào năm 1882. 

Chỉ số này là một trong những yếu tố để các bác sĩ chẩn đoán về bệnh gout ở một người. Chỉ số này phản ánh rõ mức độ bệnh của mỗi người, và cùng với các đặc điểm lâm sàng khác giúp xác định giai đoạn của bệnh gout.

Axit uric là sản phẩm chuyển hóa những chất đạm ở trong nhiều thực phẩm như phủ tạng động vật, thịt bò các thức uống có cồn như rượu, bia…

Chỉ số acid uric cao có thể do quá trình tăng cung cấp, tăng tạo hay giảm thải trừ acid uric uric qua thận hay đồng thời của cả hai quá trình này. Nếu nồng độ tăng cao trong máu kéo dài có thể dẫn tới một dạng viêm khớp là bệnh gout (gút). Những hạt lắng đọng trong và quanh các khớp dẫn tới tình trạng viêm, sưng và đau khớp. Chúng lắng đọng dưới da tạo thành những hạt tophi, diễn biến bệnh kéo dài thể gây sỏi thận và suy thận.

Ý nghĩa của chỉ số acid uric

Thông thường, các nhân purin trong cơ thể sau khi thoái hóa sẽ tạo thành acid uric hòa tan trong máu, sau đó được đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Tuy nhiên, do một vài nguyên nhân bất kỳ nào đó dẫn tới tình trạng acid uric tăng cao trong máu, gây lắng đọng trong da, các khớp và thận, từ đó gây ra các bệnh lý khác nhau. Do đó, hợp chất này có vai trò rất quan trọng trong quá trình chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý như gout, sỏi thận…

Chỉ số axit uric thường được theo dõi để đánh giá nồng độ acid uric máu có trong cơ thể của người bệnh. Để đo chỉ số acid uric trong máu, người bệnh cần làm xét nghiệm định lượng acid uric.

Ngoài ra, chỉ số acid uric máu cũng dùng để theo dõi nồng độ acid uric của người bệnh đang trải qua hóa trị hay xạ trị cho bệnh ung thư, đồng thời theo dõi nguy cơ lắng đọng urat ở thận và nguy cơ gây suy thận.

Chỉ số acid uric bao nhiêu là bình thường?

  • Nồng độ acid uric trong máu của nam giới là 5,1 ± 1,0 mg/dl (420 μmol/lít) và nữ giới 4,0 ± 1mg/dl (360 μmol/lít)
  • Tổng lượng acid uric trong cơ thể của nam giới là khoảng 1200mg, ở nữ giới là khoảng 600mg.

Chỉ số tốt nhất trong cơ thể là dưới 6 mg/dl, giảm được nguy cơ mắc bệnh gout. Nồng độ axit uric ở mức 6-7 mg/dl là bình thường, an toàn. (2)

  • Mức độ 1: Nồng độ acid uric trong máu < 6,5 mg/dl (< 380 μmol/lít): Bình thường, an toàn.
  • Mức độ 2: Nồng độ acid uric trong máu 6,5 – 7,2mg/dl (380 – 420 μmol/lít): Ngưỡng có thể chấp nhận.
  • Mức độ 3 và 4: Nồng độ acid uric trong máu 7,2 – 8,2mg/dl (420 – 480 μmol/lít) và 8,2 – 10 mg/dl (480 – 580 μmol/lít): Có thể xuất hiện một vài dấu hiệu của những cơn gout cấp với tần suất tăng cao khi chỉ số acid uric cao.
  • Mức độ 5 và 6: Nồng độ acid uric trong máu 10 – 12 mg/dl (580 – 700 μmol/lít) và > 12 mg/dl (> 700 μmol/lít): thường gặp ở giai đoạn gout mạn tính, khi đã xuất hiện các hạt tophi dưới da.

Acid uric tích tụ trong cơ thể như thế nào?

Purin là nguyên liệu thiết yếu giúp cơ thể chuyển hóa thành acid uric. Lượng purin khi nạp vào cơ thể quá lớn có thể khiến lượng acid uric dư thừa. Nếu tích tụ quá nhiều trong máu, cơ thể không đào thải hết ra ngoài có thể đọng lại tạo thành những tinh thể muối urat lắng đọng ở màng hoạt dịch của khớp gây ra bệnh gút.

Acid uric không được đào thải ra ngoài có thể đọng lại tạo thành tinh thể muối urat bám ở các khớp, gây bệnh gout

Các nguyên nhân gây tăng uric acid trong máu

Có rất nhiều nguyên nhân có khả năng làm tăng acid uric trong máu gồm: 

1. Do tác nhân di truyền

Tuy hiếm gặp nhưng những điều kiện di truyền hay vấn đề xảy ra trong quá trình trao đổi chất cũng có khả năng là nguyên nhân gây tăng acid uric trong máu của người bệnh.

Vấn đề của sự trao đổi purin bẩm sinh ở người – hội chứng Lesch-Nyhan là do khiếm khuyết của một gen (tạo ra protein rất quan trọng trong cơ thể nhằm loại bỏ acid uric ra khỏi cơ thể) là hypoxanthine phosphoribosyltransferase 1 hay HPRT1. Cơ thể khi không có enzyme này sẽ bị tăng acid uric trong máu. Đây là tác nhân gây bệnh gout, tổn thương đến thận, bàng quang hoặc những vấn đề về thần kinh.

2. Sự gia tăng chuyển hóa purine

Sự gia tăng acid uric máu có khả năng xảy ra ở người bệnh có khối u phát triển nhanh như u xơ đa bào, ung thư di căn, một số bệnh bạch cầu. Người bệnh ung thư khi tiến hành trị liệu hoá trị cũng có thể làm gia tăng acid uric máu do hội chứng phân tách khối u.

Đây là hội chứng xảy ra ở người bệnh có gánh nặng khối u lớn. Quá trình hóa trị liệu khiến lượng lớn tế bào ung thư chết ngay lập tức, đồng thời giải phóng nội chất tế bào vào trong máu.

3. Giảm bài tiết, thải trừ acid uric

Sự giảm bài tiết acid uric là cơ chế tạo ra nồng độ acid uric trong cơ thể. Việc giảm thải trừ acid uric ra ngoài cơ thể gặp vấn đề có thể khiến tăng acid uric trong máu. Trường hợp chủ yếu xảy ra ở người bệnh thận mạn tính.

Nguyên nhân người bệnh thận mạn thường dễ tăng acid uric trong máu là do thận theo thời gian sẽ mất khả năng lọc, loại bỏ những chất thải ra ngoài cơ thể. Do acid uric lại được lọc qua thận và bài tiết qua nước tiểu nên khi thận hoạt động không bình thường, acid uric sẽ không bị loại ra ngoài cơ thể, dẫn tới tình trạng gia tăng nồng độ acid uric trong máu. Ngoài ra, những bệnh trao đổi chất hay nội tiết cũng có thể là nguyên nhân gây giảm bài tiết acid uric.

4. Chế độ dinh dưỡng không khoa học

Có nhiều loại thực phẩm chứa lượng purin dồi dào. Nếu bổ sung quá nhiều, cơ thể có thể bị tăng axit uric trong máu. Những loại thực phẩm giàu purin là nội tạng động vật, thịt đỏ, rượu bia, bia…

Ăn kiêng quá mức và tập thể dục cường độ cao cũng có thể làm tăng acid uric trong máu và giảm bài tiết. Do cơ thể sẽ tự phân hủy năng lượng, trong khi thận không thể bài tiết hợp chất này hiệu quả.

Ăn nhiều thực phẩm giàu purin có thể gây tăng axit uric trong máu

5. Một số nguyên nhân khác gây tăng acid uric trong máu

  • Người có chỉ số đường huyết cao.
  • Người bệnh suy giáp.
  • Người lạm dụng rượu bia.
  • Người có dùng một số loại thuốc điều trị, đặc biệt là thuốc điều trị bệnh lý ở tim.
  • Người có huyết áp cao.
  • Người béo phì.
  • Người bị phơi nhiễm chì.
  • Người bị phơi nhiễm thuốc trừ sâu.

Cách phòng tránh nồng độ axit uric tăng cao

Để hạn chế nguy cơ tăng acid uric trong máu cần lưu ý: (4)

  • Giảm lượng đạm trong khẩu phần ăn, hạn chế bổ sung các thực phẩm giàu đạm có gốc purin như hải sản, những loại thịt đỏ như thịt trâu, thịt bò, thịt dê, nội tạng động vật… Bên cạnh đó cần tránh ăn các thức ăn chua như nem chua, dưa hành muối, hoa quả chua, canh chua… Do các món ăn này có thể làm tăng nguy cơ kết tinh urat trong ống thận, tăng nguy cơ tạo sỏi trong thận.
  • Nên bổ sung những loại rau củ nghèo purin và giàu chất xơ như atiso, xà lách, cà rốt, bắp cải, dưa leo… Do các thực phẩm giàu chất xơ có thể làm chậm quá trình hấp thu đạm nên giảm sự hình thành acid uric.
  • Hạn chế sử dụng đồ uống chứa chất kích thích vì có thể làm tăng acid uric trong máu. Các thức uống cần tránh xa là rượu, bia, chè, cà phê. Mỗi ngày nên bổ sung khoảng 2 – 3 lít nước lọc khi dùng uống thuốc trị bệnh. Với các trường hợp không mắc các bệnh lý tim mạch, người bệnh có thể uống những loại nước khoáng có độ kiềm cao như nước soda.. để kiềm hóa nước tiểu nhằm tăng đào thải acid uric.
  • Nếu phát hiện lượng acid uric trong máu cao quá mức bình thường, cần hạn chế dùng những thực phẩm giàu đạm như hải sản, các loại thịt đỏ, nội tạng động vật và hạn chế dùng rượu bia, thuốc lá.
  • Chế độ ăn uống nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi, giúp ích rất nhiều cho quá trình đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên để sớm phát hiện và điều trị kịp thời các trường hợp có tăng axit uric trong máu cần dùng thuốc.

Mỗi ngày nên uống khoảng 2 – 3 lít nước lọc khi dùng uống thuốc trị bệnh

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; TS.BS Tăng Hà Nam Anh; ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; BS.CKI Trần Xuân Anh, ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa, ThS.BS Nguyễn Quang Tôn Quyền; TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế.

Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp…

BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.

Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Khi lượng acid uric trong máu tăng cao đi kèm triệu chứng của một số bệnh lý, tùy theo tình trạng của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Nếu được chẩn đoán mắc bệnh gout, người bệnh nên điều trị bao gồm sử dụng thuốc kết hợp điều chỉnh lối sống để kiểm soát tốt tình trạng bệnh của bản thân.